Ích mẫu - vị thuốc "cứu người khỏi tử thần" ai cũng nên biết

Thái Phong (T.H) |

Từ lâu, vị ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bệnh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở, do đó có câu: "Nhân trần ích mẫu đi đâu/ Để cho gái đẻ đớn đau thế này?".

1. Truyền thuyết về loài cây kỳ diệu

Truyện kể lại từ thời xưa ở chân núi Đại Cổ có 1 cô thôn nữ hiền lành, tốt bụng tên là Tú Nương. Khi Tú Nương mang thai được vài tháng thì có cứu thoát 1 con hươu bị cánh thợ săn truy đuổi.

Vài tháng sau, Tú Nương lâm bồn không mau gặp chứng khó đẻ. Người chồng mời nhiều thầy thuốc đến cứu vợ, cho uống đủ thứ thuốc nhưng vẫn vô dụng. Tình huống nguy cấp đúng như câu nói "Người chửa cửa mả".

Đúng lúc ấy, con nai được Tú Nương cứu dạo trước xuất hiện, trên miệng ngậm mấy nhánh cây. Gia đình Tú Nương lấy cây đó sắc nước cho nàng uống.

Chỉ một lát sau, Tú Nương đã cảm thấy cơn đau đớn dịu bớt, toàn thân khoan khoái, chẳng bao lâu đứa trẻ trong bụng cô đã được sinh ra.

Biết được tác dụng kỳ diệu của cây này, chồng Tú Nương lên núi tìm về trồng ở vườn nhà dùng làm thuốc chữa bệnh cho phụ nữ trong thôn. Kinh nghiệm quý đó lan rộng trong dân gian và lưu truyền tới tận hôm nay. Loại cây này chính là cây ích mẫu.

2. Dược tính

Ích mẫu là cây thân thảo sống hàng năm, cao hơn 1m. Thân vuông, ít phân nhánh. Lá mọc đối, có góc gần tròn, có răng cưa rộng, các lá giữa dài, xẻ thùy, các lá ở ngọn ngắn ít xẻ hoặc mọc nguyên.

Hoa trắng hồng hoặc tím hồng xếp thành vòng dày đặc ở nách lá. Quả nhỏ, có 3 cạnh, màu nâu xám.

Theo Đông y, ích mẫu có vị đắng cay, tính hàn, vào các kinh can và tâm bào. Có tác dụng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết, điều kinh, lợi thủy tiêu thũng, bổ thận, ích tinh, minh mục.

Thường dùng chữa điều hòa kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh, thúc đẻ, sản hậu rong huyết, viêm thận cấp, ngoại thương ứ huyết.

Trong cuốn "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", GS Đỗ Tất Lợi mô tả kỹ hơn về các bộ phận của ích mẫu dùng làm thuốc như sau:

Từ lâu, vị ích mẫu được nhân dân ta dùng chữa bệnh phụ nữ, nhất là đối với phụ nữ sau khi sinh nở, do đó có câu: "Nhân trần ích mẫu đi đâu/ Để cho gái đẻ đớn đau thế này?".

Thường ích mẫu dùng trong trường hợp đẻ xong bị rong huyết (cầm máu tử cung), chữa viêm niêm mạc dạ con, kinh nguyệt quá nhiều.

Còn dùng chữa huyết áp cao, thuốc bổ huyết, các bệnh về tuần hoàn cơ tim, thần kinh của tim, chứng tim hẹp nhẹ, chữa lỵ.

Quả ích mẫu dùng với tên sung úy tử làm thuốc thông tiểu, chữa phù thũng, thiên đầu thống.

Dùng ngoài thân và quả ích mẫu giã đắp hay sắc lấy nước rửa chữa 1 số bệnh như sưng vú, chốc đầu, lở ngứa.

Theo sách cổ, ích mẫu có tính chất : Vị cay, đắng, tính hơi hàn, có khả năng trục ứ huyết, sinh huyết mới, hoạt huyết điều kinh, những người có đồng tử mở rộng không dùng được.

3. Những bài thuốc dùng ích mẫu

- Chữa sau khi sinh đẻ chóng mặt, máu hôi không ra được: Lá ích mẫu tươi giã vắt lấy nước cốt khoảng 1 chén to, chia ra uống sống dần dần.

- Chữa sau khi sinh đẻ hoặc phẫu thuật, tử cung không khôi phục được vị trí cũ: Ích mẫu 30g, kê huyết đằng 20g, sắc lấy nước uốn hàng ngày, khi uống nên cho thêm đường cho dễ uống.

- Chữa phụ nữ khó sinh đẻ: Ích mẫu giã nát, vắt lấy 7 bát nước cốt, đun nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 1 nửa, uống từ từ từng ít một.

- Chữa viêm thận cấp, viêm thận mạn, tăng huyết áp: Ích mẫu 30g, bạch mao căn 10g, sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày, mỗi ngày 1 thang. Nếu có điều kiện thì thêm phục linh 20g, xa tiền tử 20g, bạch truật 12g, tang bì 12g.

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại