1. Không sử dụng giá đỗ khi đang uống thuốc
Giá đỗ có thể dùng để hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, cao huyết áp, thoái hóa khớp, ung thư (đặc biệt là ung thư vú và ung thư trực tràng)…
Ngoài ra giá đỗ có còn có một công dụng tuyệt vời khác đó là giải được nhiều loại chất độc có trong cơ thể mà con người vô tình ăn phải trong quá trình ăn uống.
Chính nhờ những hoạt chất khử độc tự do có trong giá đỗ nên tuyệt đối không được ăn giá đỗ trong quá trình sử dụng thuốc chữa bệnh. Giá đỗ sẽ giải luôn tác dụng của thuốc mà bạn đang uống vì thế không nên ăn giá đỗ trong thời gian điều trị bệnh.
2. Không nên ăn giá đỗ khi đói bụng.
Trong giá đỗ có nhiều vitamin C, vitamin E, lượng calo thấp và có tính hàn…Không nên ăn giá đỗ khi đói vì giá đỗ sẽ gây nên bệnh đau bụng, không tốt cho dạ dày và có thể dẫn đến bệnh đau dạ dày mãn tính nếu đau bụng thường xuyên.
3. Không sử dụng giá đỗ khi chưa được nấu chín
Giá đỗ thường được làm ở nhiệt độ 35-40 độ C, đây là môi trường thuận lợi để vi sinh vật gây bệnh phát triển.
Do vậy, tuy giá đỗ là loại thực phẩm ngon và có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe thế nhưng nếu không được ngâm rửa sạch sẽ, người dùng có thể bị nhiễm vi sinh vật gây nên các bệnh về tiêu hóa.
Nếu muốn ăn giá đỗ sống cần phải rửa thật kỹ và ngâm với một chút muối để giá loại bỏ vi sinh vật nguy hiểm.
4. Giá đỗ không nên xào chung với gan lợn
Thành phần vitamin C trong giá đỗ rất cao, thế nhưng trong gan lợn lại chứa một lượng đồng không nhỏ, khoảng 2,5mg/100g giá.
Nhiều gia đình từ lâu luôn ưa thích xào gan lợn với giá đỗ mà quên đi rằng hai thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ khiến cho vitamin C bị oxy hóa mất hết tác dụng, không mang lại dinh dưỡng cho cơ thể.
5. Những người thân thể có tính hàn không nên ăn giá đỗ
Người có sức khỏe yếu, chân tay lạnh thiếu lực, đi ngoài phân lỏng không nên sử dụng giá đỗ.
Nếu cố tình ăn giá đỗ sẽ khiến khí huyết ngừng trệ, người mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, đau bụng đi ngoài nhiều dẫn đến mất nước và có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa, vô cùng nguy hiểm.