Khi ăn phải cà chua xanh bạn sẽ có cảm giác đắng chát ở khoang miệng, nguy hiểm hơn là xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn tiết nước bọt, yếu sức…
Trong khi đó, trong cà chua chín các chất độc hại sẽ giảm dần và mất đi khi cà chua chín đỏ. Chính vì vậy, bạn chỉ sử dụng cà chua chín để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được.
Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa.
Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua lúc đói: Cà chua chứa rất nhiều pectin và nhựa phenolic và các thành phần khác giống như trong quả hồng vàng.
Nếu ăn cà chua lúc đói, những chất này có thể dễ dàng phản ứng với axit, hình thành các cục không hòa tan, gây "căng thẳng" và làm khó cho dạ dày.
Dạ dày phải tiêu thụ những chất này có thể gây ra đau bụng, nôn mửa và thậm chí là sốc. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn cà chua lúc đang đói.
Kiêng ăn cà chua với một số loại bệnh: Những người bị bệnh viêm dạ dày, bệnh đại tràng cấp tính, bị sỏi mật hay mắc bệnh thống phong thì không nên sử dụng cà chua, sẽ làm tình trạng bệnh nặng thêm.
Bên cạnh đó, khi bạn uống thuốc chống đông máu, vitamin K chứa trong cà chua sẽ tác động đến hiệu quả của loại thuốc này, không tốt cho người bệnh.
Khoai tây, cà rốt, dưa chuột là top 3 thực phẩm kỵ với cà chua.
Khi sử dụng dưa chuột và cà chua, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và phá hủy bởi các enzym catabolic có trong dưa chuột.
Đối với khoai tây, khoai lang khi dùng đồng thời với cà chua sẽ dẫn đến chứng khó tiêu, đau bụng, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy.
Ngoài ra, khi bạn sử dụng chung cà rốt với cà chua sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau, không có lợi cho sức khỏe.