Mới đây, Hiệp hội Ngoại khoa Chỉnh hình Mỹ đã đăng tải một bài viết dự đoạn tuổi thọ và sức khỏe thông qua 8 loại dáng đi phổ biến trên trang Cares.
Bước với tốc độ chậm
Cảnh báo: Tuổi thọ ngắn
Trường Đại học Pittsburgh của Mỹ đã tổng hợp 9 công trình nghiên cứu để đưa ra kết luận Tốc độ bước đi có liên quan trực tiếp đến tuổi thọ của con người. Điều này đặc biệt chuẩn xác với những đối tượng ở độ tuổi 75 trở đi.
Người bình thường mỗi giây bước đi trung bình 0,9m. Những người có tốc độ bước đi chậm hơn 0,6m/giây thường đối mặt với nguy cơ cao tử vong sớm. Ngược lại, người bước dài hơn 1m/giây lại tương đối trường thọ.
Khi đi không vung tay
Cảnh báo: Lưng có vấn đề.
Khi chân trái bước về phía trước, cột sống sẽ xoay sang phải, cánh tay cũng theo quán tính đưa theo. Bởi vậy, người trong lúc đi mà tay không vung tay đồng nghĩa với việc khả năng vận động của lưng bị hạn chế.
Các đối tượng này có nguy cơ đau lưng và khả năng chấn thương lưng tương đối cao.
Tay lắc lư theo mỗi bước đi là dấu hiệu chứng minh lưng bạn khỏe mạnh. (Ảnh: nguồn internet).
Chuyên gia khuyên: Bắt đầu luyện tập dáng đi đúng. Bạn có thể kiểm tra xem mình có đi đúng hay không bằng cách đứng trước gương.
Nên rèn luyện tư thế đi thẳng lưng, ưỡn ngực, ngẩng cao đầu, tay đưa nhẹ nhàng, tránh dáng đi nghiêng ngả hay siêu vẹo.
Lòng bàn chân chạm đất trước
Cảnh báo: Nguy cơ thoát vị đĩa đệm hoặc đột quỵ
Theo Hiệp hội Y khoa Mỹ Podiatric, với những người khỏe mạnh, gót chân là phần chạm đất đầu tiên trong khi bước đi.
Ngược lại, các đối tượng có lòng bàn chân là nơi chạm đất trước sẽ dễ bị chèn ép dây thần kinh, gây ra chứng rối loạn chức năng thần kinh cơ cùng với đó là nguy cơ đột quỵ và thoát vị đĩa đệm.
Chuyên gia khuyên: Học cách đi “yểu điểu thục nữ”.
- Đầu: Tư thế đi lý tưởng nhất là giữ cho đầu thẳng, ngẩng cao vừa phải, không nên nhìn chằm chằm xuống chân mà giữ tầm nhìn ở vào vị trí 3 - 6 mét phía trước.
Như vậy xương cổ sẽ chống đỡ đầu một cách tự nhiên và nhẹ nhàng, đồng thời cơ cổ được thư giãn, khiến cho dáng đi thanh thoát.
- Ngực: Tuyệt đối không nên nén ngực mà cần ưỡn ngực vừa phải, đồng thời hóp nhẹ bụng dưới và mông. Tư thế này giúp cho đường cong cơ thể được định hình.
- Cánh tay: Bất kể là để giữ ấm hay tạo phong cách, việc cho tay vào túi trong khi bước đi đều là không nên. Ngược lại, chúng ta cần để cho hai tay lắc lư nhẹ theo bước đi để có dáng đi tự nhiên và lưng được linh động.
- Vai: Thả lỏng, không nên quá hướng về phía trước hay ngả về phía sau. Trạng thái đúng là khi vai, hông và đầu gối nằm trên một đường thẳng. Điều này giúp chúng ta có được tư thế tự tin.
- Hơi thở: Khi bước đi, ta cần chú ý điều chỉnh hô hấp, vì hơi thở có liên quan trực tiếp đến cơ thể.
Hít thở nông sẽ khiến nửa người trên hồi hộp, căng thẳng, khiến cho lưng còng, vai nhún. Cách hô hấp tốt nhất là đi ba bước hít vào một lần, sau đó lại đi ba bước thở ra một lần.
- Thắt lưng: Trong lúc bước đi, bạn không nên đem toàn bộ sức nặng cơ thể dồn lên eo, mà nên chuyển trọng tâm xuống phần hông. Điều này giúp bạn giảm bớt áp lực cho phần eo, đồng thời duy trì được dáng người cao thẳng.
Sải chân nhỏ
Cảnh báo: Thoái hóa xương bánh chè.
Đầu gối thẳng trong mỗi bước đi khiến bạn có được sải chân vừa phải (Ảnh: nguồn internet).
Khoảnh khắc gót chân tiếp xúc với mặt đất, đầu gối phải thẳng. Sải chân nhỏ đồng nghĩa với việc đồng gối không duỗi thẳng trong mỗi bước đi.
Đây có thể là dấu hiệu báo trước khả năng vận động của khớp gối bị suy giảm hoặc độ căng của hông bị giới hạn.
Chân vòng kiềng
Cảnh báo: Bệnh xương khớp
Cách phân biệt người có dáng đi vòng kiềng (bên phải) với người bình thường (Ảnh: nguồn internet).
Các chuyên gia ở Hiệp hội Ngoại khoa Chỉnh hình Mỹ cho rằng: Dáng đi kiểu này là hệ quả của chứng viêm đầu gối. Có tới 85% người cao tuổi gặp phải vấn đề này.
Tuổi tác càng tăng khiến cho xương khớp ngày càng thoái hóa, trường hợp nghiêm trọng sẽ phải tiến hành nẹp xương.
Chân đi hình chữ bát
Cảnh báo: Bệnh viêm khớp mãn tính
Dáng đi hình chữ bát là dấu hiệu của bệnh viêm khớp mãn tính (Ảnh: nguồn internet).
Có tới 85% người bệnh bị viêm khớp mãn tính xuất hiện dáng đi hình chữ bát. Kiểu đi này được Y học gọi là Valgus đầu gối hoặc Valgus.
Biểu hiện chủ yếu là cẳng chân không thể duỗi thẳng và cong ra phía ngoài. Việc đầu gối chạm nhau trong khi mắt cá chân hướng ra bên ngoài khiến cho dáng đi này nhìn rất vụng về.
Đi nhón gót
Cảnh báo: Nguy cơ tổn thương đại não
Nhón gót khi bước đi là dấu hiệu không thể coi thường (Ảnh: nguồn internet).
Việc đi bằng đầu ngón chân có liên quan chặt chẽ tới tình trạng sức khỏe của bạn. Khi cột sống hoặc đại não bị tổn thương, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu này.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng đây là tình trạng bình thường ở trẻ em đang độ tuổi tập đi. Nếu bé vẫn giữ thói quen đi nhón gót sau khi đã trải qua giai đoạn này, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện để kiểm tra.
Bước đi nhún nhảy
Cảnh báo: Cơ chân bị co kẹp
Lạm dụng giày cao gót có hậu quả khôn lường đối với đôi chân và sức khỏe (Ảnh: nguồn internet).
Dáng đi này chủ yếu xuất hiện ở phái nữ. Các bác sĩ cho rằng đây là hậu quả của việc chị em đi giày cao gót lâu ngày.
Việc đi giày cao gót trong thời gian dài khiến cho cơ chân bị bó, ngón chân khi chạm đất bất giác sẽ bật lên, khiến cho bước đi nhún nhảy.
Các bác sĩ cũng kiến nghị các chị em nên hạn chế đi giày cao gót để bảo vệ cho đôi chân và sức khỏe của mình.
*Theo Sina Health