1. Đánh răng quá lâu và đánh răng quá nhiều
Tất cả chúng ta đều biết rằng đánh răng là việc cần thiết để giữ vệ sinh răng miệng. Nhưng điều đó không có nghĩa là sau mỗi lần ăn xong, bạn lại phải đánh răng. Đánh răng quá thường xuyên/quá lâu có thể làm xói mòn men răng của bạn. Lý tưởng nhất là đánh răng ba lần một ngày, hoặc ít nhất bạn cũng phải đánh răng hai lần một ngày – một lần vào buổi sáng và một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đánh răng nên kéo dài 2- 3 phút để có thể làm sạch răng.
2. Đánh răng quá mạnh
Khi có một vết bẩn, chúng ta thường kì mạnh để làm hết vết bẩn đó. Điều này sẽ không đúng khi nói đến vết bẩn trên răng bạn. Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và ảnh hưởng đến chân răng. Khi bạn đánh răng quá mạnh, bạn có thể làm xói mòn men răng và dễ làm cho răng dễ bị sâu.
Ảnh minh họa
3. Đánh răng ngay lập tức sau khi ăn
Đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống những đồ uống có chứa axit là một trong những sai lầm lớn của rất nhiều người. Điều này có thể tăng nguy cơ làm mòn răng của bạn. Ngay sau khi bạn ăn hoặc uống thực phẩm có tính axit, các axit trong thực phẩm sẽ làm suy yếu men răng của bạn.
Do đó sau khi ăn xong 30 phút bạn mới nên đánh răng, đó là thời gian để nước bọt tiết ra có thể trung hòa các axit.
4. Không đánh tất cả các bề mặt của răng
Bạn chỉ đánh răng ở phía bề mặt nhai thức ăn vì bạn nghĩ đó là vị trí thức ăn dễ bị bám vào nhất? Thực phẩm cũng có thể bị kẹt giữa các kẽ răng và dưới nướu răng. Hãy nhớ rằng mảng bám cần phải được loại bỏ khỏi tất cả các bề mặt - bên ngoài, bên trong và giữa các răng. Vì thế bạn nên chải tất cả các bề mặt của răng.
5. Bỏ qua lưỡi
Đánh răng không chỉ giới hạn ở răng. Bạn cũng cần vệ sinh lưỡi. Các rãnh và gờ trên lưỡi cũng là nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn. Làm sạch lưỡi cũng là làm giảm vi khuẩn trong miệng, nhờ đó giảm thiểu được các bệnh răng miệng hiệu quả.
6. Sử dụng bài chải đánh răng không đúng
Bạn đã làm chủ được tất cả các kỹ thuật đánh răng, nhưng bạn vẫn cảm thấy không được đẹp như mong muốn? Bạn hãy kiểm tra lại bàn chải đánh răng của mình. Có thể bạn đang sử dụng một loại bàn chải không đúng!
Nếu bàn chải đánh răng được làm từ những sợi quá cứng, thì nó có thể làm hỏng men răng và gây tổn hại tới nướu răng. Bạn cũng cần chọn bàn chải đánh răng có kích thước phù hợp với miệng bạn.
7. Không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng của bạn sau khi đánh răng
Hãy dành thời gian để rửa sạch bàn chải đánh răng thật kỹ. Vẩy cho sạch nước và dựng bàn chải lên, để nó nhanh khô. Nếu không làm sạch và làm khô bàn chải đánh răng, thì bạn đã tạo điều kiện để vi khuẩn "nằm ổ" trên bàn chải đánh răng của mình.
Ảnh minh họa
8. Không thay bàn chải đánh răng thường xuyên
Lần cuối cùng bạn thay bàn chải đánh răng là bao giờ? Không nhớ? Nếu không thay bàn chải thì bạn có chăm sóc răng miệng tốt đến đâu, thì bạn cũng sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Bạn nên thay bàn chải đánh răng 3 tháng/lần.
9. Không sử dụng chỉ nha khoa
Bàn chải đánh răng sẽ không thể tiếp cận được với thực phẩm và vi khuẩn ẩn giữa các răng và dưới nướu. Dùng chỉ nha khoa có thể giúp loại bỏ các mảng bám thức ăn giữa các kẽ răng và dưới nướu. Bạn nên dùng chỉ nha khoa một lần hoặc hai lần một ngày sau bữa ăn tối. Tuy nhiên, nếu dùng chỉ nha khoa quá nhiều thì có thể sẽ gây kích thích và gây tổn hại nướu răng.
10. Không súc miệng
Hầu hết mọi người không bao giờ súc miệng sau khi ăn. Đây là một sai lầm. Bạn không nên đánh răng sau mỗi lần ăn xong, nhưng bạn nên súc miệng sau mỗi lần ăn. Súc miệng giúp đánh bật và loại bỏ thức ăn ra khỏi miệng. Nó cũng giúp làm giảm độ axit trong miệng.
11. Không kiểm tra răng định kỳ
Bạn đã chăm sóc răng miệng rất tốt, nhưng bạn vẫn phải đi khám nha khoa sáu tháng một lần. Các mảng bám còn lại trên răng lâu ngày sẽ két lại và bạn sẽ không thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ. Vì thế bạn cần đến các nha sĩ để họ lấy cao răng giúp bạn và xem xét những bất thường trong răng miệng của bạn.