Cách phát hiện các loại thịt nhiễm giun sán

Anh Thơ |

Thịt gà, thịt lợn, thịt bò nhiễm giun sán nếu ai vô tình ăn phải sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Cách phát hiện thịt có giun sán

Nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều, khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.

Loại thịt lợn nhiễm sán được dân gian gọi là lợn gạo. Có thể có ít hoặc nhiều nang sán trong miếng thịt, vì vậy, người tiêu dùng nên chú ý quan sát kỹ trước khi mua, nhất là những vùng thịt có gân mỡ như thịt vai, thịt bắp, thịt thủ...


Muốn biết thịt lợn, bò bị nhiễm giun sán, bạn có thể sử dụng biện pháp rất đơn giản là cắt thịt theo thớ dọc và tìm dọc theo thớ thịt.

Muốn biết thịt lợn, bò bị nhiễm giun sán, bạn có thể sử dụng biện pháp rất đơn giản là cắt thịt theo thớ dọc và tìm dọc theo thớ thịt.

Muốn biết thịt lợn, bò bị nhiễm giun sán, bạn có thể sử dụng biện pháp rất đơn giản là cắt thịt theo thớ dọc và tìm dọc theo thớ thịt.

Nếu miếng thịt có những đốm trắng to bằng đầu kim thì miếng thịt đã bị nhiễm giun xoắn.

Còn thớ thịt có những hình sợi hoặc hình bầu dục to bằng hạt đậu, màu trắng hoặc vàng xám nằm song song với thớ thịt thì nên loại bỏ vì miếng thịt đã bị nhiễm sán.

Khi chọn thịt lợn, bò, bạn cũng nên tránh xa các miếng thịt khi sờ vào có cảm giác cứng, không mềm mại, không có độ dẻo dính vì miếng thịt này chắc chắn đã bị ướp urê hoặc hàn the.

Sán trưởng thành thành sán dây, có thể dài đến 7m khiến người bị nhiễm sán suy dinh dưỡng, ốm yếu, tiêu chảy. Thậm chí ấu trùng sán có thể làm tổn thương não, mắt, da, cơ…

Để phòng bị nhiễm sán do ăn thịt lợn, thịt bò, thịt gà, điều đầu tiên mọi người nên nhớ là phải nấu chín thịt trước khi ăn.

Các nang sán có thể bị tiêu diệt trong nước sôi 100 độ C và đun kỹ khoảng 10 phút, tuy nhiên, không loại trừ sẽ bị nhiễm chất độc hại từ các ấu trùng sán sản sinh ra.

Trường hợp luộc cả miếng thịt lớn hoặc thịt để đông lạnh sẽ rất khó loại bỏ hết nang sán trong thịt. Vì vậy, cách an toàn nhất khi dùng và chế biến thịt là lựa chọn thịt tươi ngon, không nhiễm sán và không ăn chín tái.

Các khảo sát cho thấy, gà nuôi theo phương pháp chăn thả tự nhiên chứa nhiều giun, sán... hơn là gà công nghiệp. Tuy nhiên, giun sán chủ yếu ký sinh trong đường tiêu hóa như đường ruột, diều... một số ít giun sán còn có ở mắt gà.

Biểu hiện của cơ thể khi ăn phải thịt "ngậm" giun sán


Nếu ăn thịt lợn, bò nhiễm sán sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc đôi khi nôn ra đốt sán.

Nếu ăn thịt lợn, bò nhiễm sán sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc đôi khi nôn ra đốt sán.

Nếu ăn thịt lợn, bò nhiễm sán sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hoá như đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hoặc đôi khi nôn ra đốt sán.

Trường hợp nặng hơn có thể khiến cơ thể bị yếu cơ, sụt cân, rối loạn thần kinh và thiếu máu, ảnh hưởng xấu tới hệ vi sinh vật đường ruột trong cơ thể.

Xử lý khi ăn phải thịt nhiễm sán 

Khi ăn phải thịt lợn hoặc thịt bò có chứa nang sán, khoảng 1 tuần đến 10 ngày sau, nang sán sẽ phát triển thành sán trưởng thành, sống ký sinh trong ruột non, sau đó sẽ tự rụng dần, bò ra ngoài hậu môn ban đêm hoặc ra ngoài theo phân.

Bệnh nhân sẽ thấy các đốt sán dính vào quần lót hoặc ga trải giường...

Nếu ăn xong phát hiện ra thịt lợn có gạo, hoặc thịt bò có nang sán, phải tham khảo ý kiến của dược sỹ để uống thuốc diệt sán. Trường hợp phát hiện nang sán bò ra hậu môn, cần đi gặp bác sỹ chuyên khoa để có chỉ định thuốc phù hợp.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại