Bất ngờ với những bộ phận "sạch quá hóa.... sinh bệnh"!

Trần Quỳnh |

Một số bộ phận trên cơ thể có thể sinh bệnh do… quá sạch sẽ! Dưới đây là danh sách 5 bộ phận “càng sạch càng hại” trên cơ thể của con người.

Mặt

Ngày nay, không ít các loại sữa rửa mặt thường được quảng cáo với những tác dụng như “làm sạch sâu”, “loại bỏ tế bào chết”, làm sạch bụi, chất nhờn, da chết…

Kỳ thực, những loại sữa rửa mặt nhiều công dụng chuyên sâu như trên lại gây ra mối nguy hại với da. Dù mang lại cho bạn gương mặt trắng sáng, nhưng tác dụng của các loại mỹ phẩm này không thể duy trì được trong thời gian dài .


Da mặt quá sạch không phải là điều tốt. (Ảnh minh họa).

Da mặt quá sạch không phải là điều tốt. (Ảnh minh họa).

Các chất nhờn trên da mặt ở một mức độ vừa phải sẽ có công dụng dưỡng ẩm, tránh hiện tượng mất nước, đồng thời ức chế, tiêu diệt và ngăn chặn sự sinh sôi của vi khuẩn.

Cùng với đó, lớp biểu bì giúp bảo vệ làn da của chúng ta khỏi kích thích của các tia sáng có hại từ môi trường bên ngoài.

Do đó, việc rửa mặt quá nhiều hoặc dùng sữa rửa mặt quá mạnh sẽ khiến da trở nên khô, nhạy cảm, dễ bị mụn và nếp nhăn.

Đường ruột

Sự tràn lan của các thực phẩm chức năng được quảng cáo với công hiệu như “làm sạch dạ dày”, “thải độc dưỡng nhan” đã khiến nhiều người lầm tưởng rằng ruột là bộ phận cần phải được làm sạch thường xuyên.

Trên thực tế, chúng ta chỉ cần đi vệ sinh đều đặn, bài tiết phân và nước tiểu hằng ngày là có thể giữ cho ruột luôn sạch sẽ.


Hệ vi sinh vật đường ruột có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. (Tranh minh họa)

Hệ vi sinh vật đường ruột có một số tác dụng nhất định đối với cơ thể. (Tranh minh họa)

Cho tới ngày nay, khoa học vẫn chưa thể nắm bắt cụ thể về cơ chế hoạt động phức tạp của các vi sinh vật đường ruột, nhưng có thể khẳng định rằng: Chúng có vai trò duy trì sự ổn định của hệ tiêu hóa trong cơ thể.

Thực tế cho thấy, có không ít trẻ em gặp phải tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy khi sử dụng thuốc kháng sinh. Nguyên nhân là do các chất kháng sinh đã phá vỡ sự cân đối trong hệ vi sinh đường ruột còn non nớt của các bé.

Âm đạo

Viêm nhiễm bên trong hoặc bên ngoài âm đạo là những rắc rối khiến cho không ít phụ nữ phải đau đầu. Bởi vậy, các chị em rất chú trọng việc vệ sinh cho bộ phận nhạy cảm này.

Xuất phát từ nhu cầu trên, có không ít các loại dung dịch vê sinh phụ nữ đã ra đời với công dụng đảm bảo âm đạo luôn “sạch sẽ”.

Trên thực tế, môi trường âm đạo có khoảng 30 loại vi khuẩn khác nhau. Trong số đó, vi khuẩn lactobacilli chiếm số đông và đóng vai trò kiểm tra sự phát triển của các loại vi khuẩn khác.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những vi khuẩn sống trong âm đạo không gây ra hiện tượng nhiễm khuẩn. Chúng còn góp phần tạo ra môi trường cân bằng bên trong bộ phận này.

Vì vậy, việc vệ sinh quá mức hoặc làm sạch sai cách sẽ làm mất tính cân bằng trong âm đạo và tạo cơ hội cho những loại vi khuẩn, nấm có hại xâm nhập vào bên trong. Từ đó, gây ra các bệnh phụ khoa hoặc tình trạng viêm nhiễm.

“Nhũ hoa” của các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú

Với trẻ sơ sinh, các bà mẹ đều rất muốn bảo vệ con mình khỏi sự tấn công của mọi yếu tố gây hại.

Bắt nguồn từ suy nghĩ này, không ít các bà mẹ lo lắng về "tính vệ sinh của nhũ hoa” trong thời kỳ cho con bú. Có nhiều người còn thường xuyên lau, rửa hoặc chà xát bằng giấy tiệt trùng trước khi cho trẻ ăn.


Việc giữ nhũ hoa quá sạch sẽ trong thời gian cho con bú là một hành động sai lầm. (Ảnh minh họa).

Việc giữ nhũ hoa quá sạch sẽ trong thời gian cho con bú là một hành động sai lầm. (Ảnh minh họa).

Kỳ thực, những vi khuẩn tự nhiên trên núm vú khi đi vào cơ thể của trẻ qua đường bú sữa sẽ có tác dụng thiết lập hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột cho bé.

Việc dùng khăn tiệt trùng hoặc vệ sinh quá mức sẽ vô tình giết chết những vi khuẩn có lợi này, đồng thời khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị suy yếu.

Bởi vậy, các bà mẹ không nên lau, rửa đầu ngực trước khi cho con bú. Nếu cơ thể ra nhiều mồ hôi, ta chỉ cần dùng khăn ướt lau qua là đủ.

Lỗ mũi

Lông mũi và nước mũi là 2 thành phần thường bị nhiều người cho là thừa thãi. Ít ai biết rằng chúng chính là “lá chắn” bảo vệ cho hệ hô hấp của chúng ta.


Vệ sinh mũi thế nào cho phù hợp là vấn đề không phải ai cũng biết. (Ảnh minh họa).

Vệ sinh mũi thế nào cho phù hợp là vấn đề không phải ai cũng biết. (Ảnh minh họa).

Lông mũi có tác dụng ngăn cản các dị vật trong không khí xâm nhập vào cơ thể. Cùng với đó, chất nhầy do xoang tiết ra (nước mũi) sở hữu công dụng tự làm sạch khoang mũi và phòng ngừa các loại vi khuẩn có hại tấn công đường hô hấp.

Bởi vậy, chúng ta không nhất thiết phải “dọn dẹp” nước mũi và lông mũi một cách thường xuyên nếu chúng không gây ảnh hưởng đến ngoại hình và đời sống sinh hoạt.

* Theo Sina Health

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại