6 hệ quả không tốt nếu lạm dụng nhân sâm

Nhân sâm là món quà quý thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhân sâm được xếp vào hàng bốn vị thuốc bổ nhất của Đông y. Tuy nhiên, lạm dụng nhân sâm thì vẫn có thể gặp tác dụng phụ

Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y. Cho dù là Đông y hay Tây y thì nhân sâm vẫn được coi là một loại thuốc bổ toàn diện, có tác dụng gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, chống lão hóa các tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới.

Nhân sâm còn có tác dụng kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Tùy thuộc vào điều kiện sức khỏe của từng người mà mức độ ảnh hưởng của nhân sâm có thể khác nhau. Tuy nhiên, có thể kể ra một số tác dụng phụ phổ biến khi tiêu thụ quá nhiều nhân sâm như sau.

Tim đập nhanh (nhịp tim không đều)

Nhân sâm có khả năng làm giảm tốc độ nhịp đập của tim, điều này khiến cho nhịp tim trở nên bất thường. Bởi vậy, những người bị bệnh tim cần lưu ý khi dùng nhân sâm và đặc biệt phải dưới sự theo dõi, tư vấn của bác sĩ.

Gây mất ngủ

Nhân sâm có tác dụng như một chất kích thích, khi dùng nhiều có thể khiến bạn bồn chồn, lo lắng, gây mất ngủ. Nếu bạn cùng nhân sâm cùng các loại thảo dược hoặc thực phẩm có chứa chất caffein thì càng làm cho chứng mất ngủ trở nên trầm trọng hơn.

Vì vậy, nếu bạn gặp phải triệu chứng mất ngủ, hãy đối phó bằng cách giảm mức tiêu thụ các loại thảo dược hoặc thực phẩm chứa caffein và nhân sâm.

5 tác dụng phụ đáng tiếc nếu lạm dụng nhân sâm 1

Dùng trong thời gian dài hoặc dùng quá nhiều cũng có thể gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc. (Ảnh minh họa)

Giảm lượng đường trong máu

Nhân sâm có khả năng có thể làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường loại 2 và điều này có thể bị trầm trọng hơn nếu bệnh nhân uống nhân sâm cùng với thuốc trị tiểu đường, chẳng hạn như glimepiride, glipizide, glyburide và metformin.

Vậy nên, những người có bệnh tiểu đường không nên dùng nhân sâm trừ khi dưới sự giám sát của bác sĩ.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Cũng giống như các loại thảo mộc chứa phytoestrogen khác, nhân sâm được coi là có chứa estrogen - một loại nội tiết tố nữ. Nếu lượng nội tiết tố này trong cơ thể tăng lên nhiều có thể đẩy nhanh sự phát triển của các bệnh liên quan đến estrogen, chẳng hạn như ung thư vú.

Tăng nguy cơ chảy máu

Nhân sâm có thể làm loãng máu nên tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là trong hoặc sau khi một phẫu thuật. Do đó, bạn nên ngưng dùng nhân sâm ít nhất 7 ngày trước khi phẫu thuật. Ngoài ra, không dùng nhân sâm với bất kì loại thuốc làm loãng máu nào như heparin hoặc warfarin vì các loại thảo dược có thể làm trầm trọng thêm nguy cơ chảy máu .

Có thể gây chảy máu âm đạo

Nhân sâm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu âm đạo ở phụ nữ sau mãn kinh vì nó có ảnh hưởng đến sự co bóp của tử cung. Vì vậy, phụ nữ sau mãn kinh hoặc mang thai không nên dùng bất cứ loại nhân sâm nào.

Nhân sâm thường được coi là an toàn nếu dùng với liều lượng quy định. Vì vậy, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn hoặc bác sĩ thảo dược để tìm biết liều lượng phù hợp với bạn.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại