4 thời điểm nguy hiểm cho sức khỏe

Bạn nên cẩn thận khi ra đường vào 8h tối vì đây là thời điểm dễ bị tai nạn giao thông nhất. Còn nếu bạn đang cai thuốc lá, cần tự nhắc nhở mình thật vững vàng vào buổi chiều tối sau giờ làm việc, vì đây là lúc rất dễ tái nghiện.

Tàn tật vì tai nạn giao thông, đau khổ vì bệnh tim mạch hay những bệnh liên quan đến thuốc lá, tử vong khi mới chào đời là điều không ai muốn.

Tuy nhiên, người ta có thể phòng tránh được những vấn đề này nếu chú ý đến những thời điểm sau:

20 giờ: Coi chừng tai nạn giao thông

Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM đã nghiên cứu gần 40.500 trường hợp chấn thương sọ não nhập viện do tai nạn giao thông. Kết quả cho thấy, thời điểm xảy ra tai nạn nhiều nhất trong ngày là 20 giờ với, tiếp đó là 21 giờ.

Khoảng thời gian xảy ra tai nạn nhiều nhất là từ 18 giờ đến 0 giờ, chiếm 30,5%. Giờ đi làm buổi sáng cũng có tỷ lệ tai nạn cao.

Nhiều chuyên gia sức khỏe cho rằng, 20-21 giờ là thời điểm đường sá bắt đầu vắng, vì thế mọi người thường chủ quan khi đi đường và phóng xe nhanh hơn.

Mặt khác, đó cũng là lúc nhiều quý ông về nhà sau cuộc nhậu. Một chút bia, rượu trong người, một thoáng chủ quan tăng tốc vì đường sá ít xe, thế là xảy ra tai nạn.

Nghiên cứu trên cũng cho thấy, 35% vụ tai nạn có yếu tố thuận lợi do rượu và 52% nguyên nhân do chạy xe quá tốc độ.

Buổi tối dễ tái nghiện thuốc lá

Tuy có nhiều điều kiện để cai nghiện như thuốc men hỗ trợ, chuyên gia tâm lý... nhưng trong số 36 người cai nghiện thuốc lá ở Mỹ mỗi năm, chỉ 1 triệu người thành công.

Còn ở Việt Nam, bác sĩ Lê Khắc Bảo, khoa Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết tỷ lệ cai thuốc thành công rất thấp.

Bỏ thuốc đã khó, không hút thuốc trở lại càng khó hơn.

Thời điểm tái nghiện cao nhất trong ngày là chiều tối, sau giờ làm việc, xảy ra ở những nơi vui chơi, khi chung quanh có nhiều người hút thuốc lá, hoặc gặp bạn bè mời thuốc lá và không cưỡng lại được.

Theo bác sĩ Bảo, người nghiện thuốc lá luôn rơi vào 2 trạng thái: nghiện thực thể (lệ thuộc nicotine) và nghiện hành vi (thói quen). Nghiện thực thể dễ giải quyết bằng dùng thuốc, còn nghiện hành vi thì rất khó, phụ thuộc vào nghị lực của mỗi người.

Vì thế, cần kiên trì áp dụng liệu pháp nhận thức chuyển đổi hành vi, như uống một ly nước lạnh, nhai một viên kẹo mỗi khi thèm thuốc.

Ngày thứ Năm: Coi chừng nhồi máu cơ tim

 

Ở nước ngoài, nguy cơ này tăng cao nhất vào ngày thứ Hai, khi phải chấm dứt ngày nghỉ để bước vào một tuần làm việc căng thẳng.

Thời điểm dễ tử vong nhất trong ngày thứ hai là 3 giờ đầu tiên sau ngủ dậy.

Có người lý giải: Vào buổi sáng, nồng độ hoóc môn gây stress là cortisone tăng cao, khuynh hướng đông máu cũng tăng lên, vì thế tai biến tim mạch dễ xảy ra.

Ở Việt Nam lại khác. Phân tích 100 ca nhồi máu cơ tim vào Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, tỷ lệ nhập viện cao nhất trong ngày thứ Năm (17%), sau đó là thứ Sáu (15%).

Theo một số chuyên gia sức khỏe, tỷ lệ tai biến tim mạch trong ngày thứ Hai không cao là do vào cuối tuần, người Việt Nam ít sống “xả láng” và đầu tuần cũng không đối mặt với quá nhiều căng thẳng.

Ngược lại, sau vài ngày làm việc dồn dập, “tích tụ” stress quá nhiều, trái tim không chịu nổi và thế là xảy ra tai biến.

Để phòng ngừa, bác sĩ Nguyễn Thượng Nghĩa, Phó khoa Tim mạch học can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy, khuyên không nên quá gắng sức.

Nên chia đều công việc ra trong ngày và trong tuần, đặc biệt ở những người có nguy cơ bệnh tim mạch (tiểu đường, tăng cholesterol máu, gia đình có người bệnh tim mạch). Cũng có thể dùng 81 mg aspirine mỗi ngày để làm giảm nguy cơ đông máu.

Tuần đầu tiên trong đời dễ tử vong

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ tử vong sơ sinh ở Việt Nam chiếm % trường hợp tử vong trẻ em. Khảo sát tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 cho thấy, 78% nhập viện trong tuần lễ đầu tiên của cuộc đời và 57% tử vong cũng trong thời điểm này.

Thống kê cũng ghi nhận các bé trai, sinh non, cân nặng thấp khi sinh có nguy cơ tử vong cao hơn. Bệnh lý gây cho tử vong thường là dị tật bẩm sinh, nhiễm trùng, bệnh hô hấp và sinh ngạt.

Trẻ sơ sinh có những yếu tố trên cần được theo dõi kỹ lưỡng trong tuần lễ đầu tiên, sau đó mọi chuyện sẽ tốt hơn.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại