Sốc: Chiến trường thứ 3 làm Nga thiệt hại 2 máy bay Su-57 một ngày

Đức Trí |

Nga đang bị buộc phải tham gia vào chiến trường thứ 3, cuộc chiến này sẽ làm cho nền kinh tế Nga lao dốc "không phanh", thiệt hại trước mắt ước tính tương đương với "vứt đi" 2 máy bay Su-57 một ngày.

Tình hình của Nga hiện nay không phải là hoàn toàn thuận lợi, mặc dù đã ký thỏa thuận ngừng bắn với Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria, nhưng đây chỉ là thỏa thuận ngừng bắn không phải là thỏa thuận hòa bình, và cuộc chiến đã bị đình chỉ nhưng vẫn có thể tiếp tục bất cứ lúc nào.

Do đó, Nga căn bản không thể nào "buông lỏng" bố cục ở Syria, cũng không có khả năng dừng hoàn toàn hoạt động hỗ trợ quân sự đối với Chính phủ Syria.

Sốc: Chiến trường thứ 3 làm Nga thiệt hại 2 máy bay Su-57 một ngày - Ảnh 1.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Idlib đã được ký kết từ ngày 5/3. Nguồn: qq.com.

Trong bối cảnh đó, NATO và Mỹ lại tiếp tục "đổ dầu vào lửa" khi tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn chưa từng có ở ngay trước "cửa nhà" của Nga là Ba Lan, một số quốc gia trong khu vực này cũng luôn sẵn sàng trở thành "thanh kiếm" của Mỹ trong việc "đâm vào sườn" của Nga.

Điều này có nghĩa là chi tiêu khổng lồ của Nga cho chiến trường Syria sẽ tiếp tục. Ngoài ra, tình hình chiến sự ở Ukraine cũng không thật sự yên bình, mặc dù đến nay có thể nói là tạm thời được xoa dịu, nhưng nhiều cuộc chiến nhỏ lẻ vẫn đang tiếp diễn ở đông Ukraine.

Sốc: Chiến trường thứ 3 làm Nga thiệt hại 2 máy bay Su-57 một ngày - Ảnh 2.

Cuộc tập trận “Người bảo vệ châu Âu 2020” chuẩn bị diễn ra ngay trước "cửa nhà" Nga. Nguồn: qq.com.

Cùng với đó, tình hình kinh tế hiện tại của Nga vẫn còn nhiều khó khăn, ngoài vấn đề dầu mỏ thì việc thiếu hụt các ngành công nghiệp trụ cột và các lệnh phong tỏa của châu Âu, Mỹ đang tạo ra những thách thức không nhỏ cho chính sách Nga.

Đặc biệt, điều "khó chịu" hơn nữa đối với Nga hiện nay là Ả Rập Xê Út bất ngờ bán dầu, "cú sút" mạnh của Ả Rập Xê Út đã khiến giá dầu quốc tế lao dốc và Nga buộc phải lao vào chiến trường thứ ba này để đối phó với cuộc chiến dầu mỏ.

Theo báo cáo của hãng thông tấn TASS ngày 12/3, Tổng giám đốc Công ty dầu khí đa quốc gia PJSC Lukoil của Nga cho biết, do không đạt được hiệp định về cắt giảm sản lượng dầu mỏ, Ả Rập Xê Út đã bắn thêm phát "đại bác" vào các thị trường tài chính, vốn đang lao đao vì tác động của dịch Covid-19.

Theo đó, vương quốc dầu mỏ quyết định nâng cao sản lượng lên mức trên 10 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020, mở đầu cuộc chiến trên thị trường dầu. Ước tính, hành động của Ả Rập Xê Út sẽ làm Nga mất từ 100 -150 triệu USD mỗi ngày.

Điều này cũng có nghĩa là Nga vốn rất khó khăn đã buộc phải tham gia chiến trường thứ ba, chiến trường dầu mỏ, ngoài Syria và Ukraine.

Những thiệt hại của Nga từ hành động của Ả Rập Xê Út tương đương với việc "vứt đi" 2 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ 5 Su-57 một ngày, và trong một tháng có thể thiệt lại lên đến 2 tàu sân bay thông thường, 1 năm sẽ tổn thất bằng tổng chi phí quốc phòng trong 1 năm của Nga.

Đây được coi là một đả kích nghiêm trọng đối với Nga. Chính phủ của Thủ tướng Mishustin đã luôn hy vọng nhanh chóng phục hồi nền kinh tế, cải thiện đời sống dân sinh, nhưng đối mặt với tình huống khó khăn này thì toàn bộ các kế hoạch của Nga sẽ trở nên đặc biệt khó khăn.

Các khoản lỗ của Ả Rập Xê Út cũng rất lớn, cổ phiếu của Saudi Aramco đã giảm 87,9 tỉ USD mỗi ngày. Mặc dù Ả Rập Xê Út đã tự nguyện hạ giá để khởi động cuộc chiến dầu mỏ, nhưng điều này cũng tạo thành ảnh hưởng không nhỏ với quốc gia này.

Nhiều năm qua, Ả Rập Xê Út "chìm đắm" trong cuộc chiến bất tận với các lực lượng vũ trang Houthi, điều này đã tạo ra những thâm hụt nghiêm trọng cho nền kinh tế của vương quốc dầu khí này. Hầu hết các vũ khí và thiết bị của Ả Rập Xê Út được mua từ Mỹ với giá cao, do đó áp lực mà Ả Rập Xê Út phải đối mặt là rất lớn.

Sốc: Chiến trường thứ 3 làm Nga thiệt hại 2 máy bay Su-57 một ngày - Ảnh 4.

Lực lượng Houthi thường xuyên tấn công các mỏ dầu của Ả Rập Xê Út. Nguồn: qq.com.

Cả Nga và Ả Rập Xê Út đều phải lao vào cuộc chiến dầu mỏ và đang "ngấm đòn" từ cuộc chiến này, nhiều phân tích cho rằng Mỹ sẽ là người chiến thắng lớn nhất trong cuộc chiến trên, tuy nhiên, thực tế cho thấy không hoàn toàn là như vậy.

Mặc dù Nga đã chọn biện pháp cứng rắn và không có dấu hiệu thỏa hiệp, nhưng quan hệ giữa Nga và Ả Rập Xê Út vẫn ổn.

Ả Rập Xê Út trên danh nghĩa là đồng minh với Mỹ nhưng quốc gia này lại thân thiện với Nga hơn Mỹ.

Nguyên nhân của cuộc chiến lần này đó là Ả Rập Xê Út và Nga không đạt được sự nhất trí trong việc cắt giảm sản lượng sản xuất, và Ả Rập Xê Út tin rằng Nga thu được lợi ích không chính đáng trong việc giảm sản xuất ở các nước khác.

Do vậy, một khi giải quyết được vấn đề này, quan hệ hai bên sẽ trở lại như xưa, một khi 2 nước này "bắt tay", Mỹ sẽ là quốc gia chịu thiệt hại nhiều nhất.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại