Siêu tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng xuất khẩu từ năm 2022

Đức Trí |

Xe tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt từ năm 2022, sau một thời gian dài trì hoãn vì nhiều vấn đề.

Siêu tăng T-14 Armata của Nga. Nguồn: Huanqiu.

Siêu tăng T-14 Armata của Nga. Nguồn: Huanqiu.

Xe tăng T-14 Armata của Nga đã sẵn sàng sản xuất hàng loạt từ năm 2022, sau một thời gian dài trì hoãn vì nhiều vấn đề.

Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga Denis Manturov mới đây cho biết, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata mới nhất của Nga sẽ bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào năm 2022. Siêu tăng này đã được “trình làng” trong nhiều năm, nhưng quá trình sản xuất hàng loạt liên tục bị trì hoãn.

Theo báo cáo của TASS, ông Manturov cho biết: "Quá trình thử nghiệm quốc gia đối với xe tăng T-14 sẽ kết thúc vào năm sau, điều này đồng nghĩa với việc, bắt đầu từ năm sau, nó sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt".

Armata là nền tảng bọc thép tiêu chuẩn hóa hạng nặng do Nga phát triển. Trên cơ sở này, Nga đã phát triển xe tăng chiến đấu chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và các loại xe bọc thép khác.

Tháng 5/2015, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 dựa trên nền tảng Armata đã được công khai trước công chúng lần đầu tiên tại lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trên Quảng trường Đỏ. Loại xe tăng mới này có nhiều tính năng cải tiến, bao gồm một tháp pháo không người lái, ba thành viên kíp lái ngồi trong một cabin bọc thép ở phía trước thùng xe và T-14 được trang bị kỹ thuật số hoàn toàn.

Theo báo cáo, Quân đội Nga ban đầu có kế hoạch trang bị 2.300 xe tăng T-14 vào năm 2020, nhưng các vấn đề kỹ thuật và tài chính đã khiến quá trình sản xuất hàng loạt liên tục bị trì hoãn.

Trong giai đoạn này, việc hiện đại hóa và nâng cấp các xe tăng T-72, T-80 và T-90 hiện có của Quân đội Nga đang ở vị trí ưu tiên. Năm 2018, Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng mua 32 xe tăng T-14 và 100 xe chiến đấu bộ binh T-15, dự kiến ​​sẽ được giao vào năm 2021.

Mặt khác, xe tăng T-14 trở thành tâm điểm chú ý của NATO ngay khi xuất hiện, Tình báo Anh cho rằng, tháp pháo không người lái của T-14 mang lại nhiều lợi thế. Đức, Mỹ và các nước khác đã tung ra loại đạn pháo xe tăng mới với khả năng xuyên giáp mạnh hơn, được coi là để đáp trả lại xe tăng Armata của Nga.

T-14 Armata được tạp chí The National Interest bình chọn là một trong 4 xe tăng mạnh nhất thế giới, đứng sau Leopard 2 A7+ của Đức, M1 Abrams của Mỹ, K2 Black Panther của Hàn Quốc.

Chiếc xe này có một số tính năng độc đáo, mạnh mẽ nhất phải kể đến động cơ và hệ thống truyền động công suất lớn của xe, cũng như hệ thống phòng chủ động và thụ động của nó.

Ưu điểm nữa của T-14 đó là nhờ thiết kế cho phần tháp pháo xe tăng không có người, các nhà thiết kế của xe tăng Armata đã giảm được khối lượng xuống còn 49 tấn. Ngoài ra, bản thân xe tăng thấp hơn và đỡ lộ hơn đối với kẻ thù. Trên T-14 có thể lắp súng cỡ nòng 125 mm hoặc 152 mm.

Động cơ của T-14 Armata cho phép đạt tốc độ tối đa 90 km/h. Thể tích của bình nhiên liệu được thiết kế để xe tăng có thể chạy xa tới 500 km. Độ dày của lớp giáp phía trước Armata là 950 mm, tấm bọc thép được sản xuất dựa trên cơ sở hợp kim composite.

Đồng thời, xe tăng được trang bị các tổ hợp phòng thủ Afganit và Malakhit, có khả năng chống lại tên lửa và đạn chống tăng.

Ngoài ra, T-14 là xe tăng thế hệ thứ ba duy nhất trên thế giới sau chiến tranh, được thiết kế để tiến hành trận đánh tiếp xúc trực tiếp với kẻ thù, hỗ trợ cuộc tấn công của các đơn vị xạ kích cơ giới, tiêu diệt sinh lực đối phương trong các công sự kín cũng như trên địa bàn trống trải.

Ngay trong lần đầu được giới thiệu tại Triển lãm quốc phòng quốc tế IDEX-2021 lần thứ 15 ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), mẫu xe tăng mới nhất T-14 Armata của Nga đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, trong đó có 6 nước muốn mua dòng xe quân sự mới này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại