Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào?

Trịnh Thái Bằng |

Đến thời điểm này, chiếc tăng Т-14 trên thân xe đa dụng Armatasẽ không bị bắn hạ bởi bất cứ loại vũ khí chống tăng nào đang có trong biên chếcủa quân đội các nước trên thế giới.

Ưu thế của T-14 trên chiến trường có được do các kỹ sư đã thiết kế một tổ hợp các hệ thống phòng thủ mà mỗi hệ thống đều được ứng dụng rất nhiều sáng chế hoàn toàn mới.

Tính năng đặc trưng của xe tăng T-14 - hệ thống phòng thủ nhiều tầng, bao gồm các lớp phòng thủ tích cực và và phản ứng nổ, kết hợp với giáp thân xe, tuyến phòng thủ cuối cùng chống lại các loại vũ khí tấn công của kẻ thù.

Tạp chí The National Interest, đã từng so sánh T-14 với một phụ nữ thời Victoria mặc một chiếc váy phồng nhiều lớp, bảo vệ mình khỏi những cái nhìn không mong muốn. Các chuyên gia tăng thiết giáo giải thích với phòng viên RIA Novosti về phương thức hoạt động của hệ thống bảo vệ.

Hệ thống phòng thủ thứ nhất – tổ hợp phòng thủ tích cực Afghanit, có nhiệm vụ cảnh báo kíp xe về nguy cơ bị tấn công đồng thời có một tập hợp các công cụ chống lại đầu đạn chống tăng.

Trước hết hệ thống phòng thủ tích cực sẽ gây nhiễu đánh lạc hướng tên lửa, gây nhiễu cắt đứt liên lạc giữa đầu đạn với xạ thủ chống tăng, đang điều khiển tên lửa. Hệ thống sẽ sử dụng phóng lựu đạn khói, nhiễu hồng ngoại và vũ khí tác chiến điện tử, phong tỏa laser, radar và các kênh điều khiển vô tuyến.

Nếu “đánh lừa” tên lửa không thành công, Afghanit sẽ tiếp tục ngăn chặn tên lửa bằng các súng phóng lựu. Afghanit sẽ bắn các đầu đạn đặc chủng về hướng tên lửa đang tiến gần, tiêu diệt mục tiêu bằng đạn nổ phá mảnh.

Mặc dù Afghanit chưa từng được thử nghiệm trong điều kiện tác chiến thực tế, nhưng các hệ thống phòng thủ tích cực thế hệ trước đã cho hiệu quả chiến đấu rất tích cực.

Hệ thống phòng thủ thứ 2 – giáp phản ứng nổ (ERA) Malachite, được lắp đặt lên thiết giáp thân xe, ngăn chặn các đầu đạn xuyên giáp trên bề mặt lớp vỏ giáp xe tăng.

Cấu trúc của hộp giáp phản ứng nổ được các nhà thiết kế giữ tuyệt mật, nhưng có hiệu năng cao hơn hẳn so với các loại ERA tiền nhiệm trong sứ mệnh ngăn chặn các đầu đạn dưới cỡ sabots (BOPS), tên lửa chống tăng hạng nặng đồng thời có hiệu năng phản ứng nổ cao.

Theo các chuyên gia giải thích, ERA có khả năng phát hủy các đầu đạn chống tăng của đối phương với lượng nổ nhỏ hơn so với các loại giáp phản ứng nổ được thiết kế gần đây nhất.

Trong sự phát triển của hệ thống phòng thủ xe tăng T-14, nhiều chuyên gia Mỹ cũng cho rằng, các nhà khoa học Nga sẽ thực hiện phương án: giáp phản ứng nổ Malachite tích hợp chặt chẽ với hệ thống phòng thủ tích cực Afghanit, dựa trên dữ liệu theo dõi mục tiêu từ radar Afghanit, kích hoạt ERA nổ chủ động, làm tăng hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

Một trong những điểm đặc trưng của hệ thống là chống lại các đầu đạn chống tăng tandem, được phát triển nhằm chống lại giáp phản ứng nổ ERA.

Bản chất của đạn tandem là tại một điểm trên vỏ giáp xe tăng cùng một lúc diễn ra vụ tấn công của 2 đầu đạn hiệu ứng nổ lõm, đầu đạn thứ nhất kích hoạt giáp phản ứng nổ, đầu đạn thứ 2, nổ sau đó một vài phần của giây sẽ xuyên qua vỏ thiết giáp của xe tăng.

ERA Malachite ngăn chặn đạn tandem bằng 2 lớp phản ứng nổ, khối nổ thứ cấp dưới nắp của hộp ERA phá hủy đầu đạn thứ nhất của tandem, khối nổ chủ lực vô hiệu hóa đầu đạn xuyên giáp thứ hai của đạn tandem.

Hệ thống phòng thủ cuối cùng của T-14 chính là vỏ giáp Armata. Mặc dù cấu trúc thiết kế của giáp xe Armata được giữ bí mật, nhưng theo các chuyên gia ngành tăng, thiết giáp của Armata có những tính năng kỹ chiến thuật vượt trội hơn hẳn các loại giáp trước đây.

Những thông tin về cấu trúc thiết kế cũng như các loại vật liệu sử dụng trong tấm giáp T-14 không được công bố. Nhưng lớp giáp tổ hợp đầu mũi xe tăng có khả năng chịu được đòn tấn công của tên lửa chống tăng hiện đại có cỡ đạn lên đến 150 mm. Giáp xe tăng cũng có thể chịu được đòn đánh trực tiếp của đầu đạn pháo tăng 120 mm.

Một trong những tiến bộ mang tính nhân bản là các nhà thiết kế đặc biệt quan tâm đến sinh mệnh kíp xe. Toàn bộ kíp xe được bố trí trong khoang bọc giáp đặc biệt.

Khoang động lực, khoang đạn dược và khoang nhiên liệu được ngăn cách bằng các tấm chắn thiết giáp, gia tăng khả năng sống còn của xe tăng và kíp xe trong điều kiện thiết giáp bị đạn chống tăng xuyên thủng.

Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào? - Ảnh 1.

Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào? - Ảnh 2.

Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào? - Ảnh 3.

Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào? - Ảnh 4.

Siêu tăng Nga Armata được bảo vệ thế nào? - Ảnh 5.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại