Sai lầm cần tránh khi sử dụng đỗ đen trong ngày nắng nóng

MH (Th)/Báo Gia đình & Xã hội |

Ngâm đỗ đen trước khi đun nấu để hạt đỗ ở trạng thái này mầm và sản sinh thêm nhiều dưỡng chất là điều không phải ai cũng biết.

Theo sách dinh dưỡng ghi lại, trong đậu đen có chứa hàm lượng cao protein 24,4 g%, lipid 1,7 g%, glucid 53,3 g% và rất nhiều axit amin thiết yếu.

Ngoài ra, đậu đen còn chứa rất nhiều vitamin quan trọng như vitamin A 5mg, B1 0,5mg, B2 0,21mg.

Với những thành phần dinh dưỡng trên, đỗ đen được ví như là một nhóm thực phẩm chính giúp ngăn ngừa bệnh và bảo vệ sức khỏe như giúp bổ thận, bổ máu và có tác dụng làm sáng mắt.

Đặc biệt nước đỗ đen có tác dụng điều trị đối với thận yếu, lưng eo nhức mỏi, mặt sưng phù, phong thấp tê liệt, thấp khớp hoặc các bệnh lở loét. Phụ nữ dùng lâu ngày da sẽ hồng hào, sáng mịn.

Sai lầm cần tránh khi sử dụng đỗ đen trong ngày nắng nóng - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Thời tiết nắng nóng, nhiều người có thói quen đun đỗ đen dùng thay nước uống hàng ngày.

Theo như các tài liệu, chưa thấy ghi nhận nào cho thấy ăn nhiều đậu đen sẽ có ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà mọi người lạm dụng ăn thường xuyên, bởi như thế sẽ mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng dễ sinh bệnh.

Đỗ đen có tính mát nên không dùng cho người bị hư hàn (loét hành tá tràng, dễ tiêu chảy, tiêu chảy mạn), chân tay lạnh, sợ lạnh.

Những người bị bệnh này nếu ăn nhiều đậu đen sẽ càng làm cho bệnh nặng hơn, khó điều trị dứt điểm.

Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm.

Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.

Nhiều người nuốt sống đỗ đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đỗ đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày…

Thực tế đã có nhiều người phải nhập viện vì nuốt đậu đen sống chữa bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng đỗ đen bằng cách này.

Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi.

Vì vậy chúng ta không nên ăn nhiều loại đậu cùng một lúc vì không tốt cho đường ruột.

Một số công dụng của đỗ đen

Giúp thanh lọc cơ thể

Mỗi ngày uống nước đậu đen để thanh lọc cơ thể. Dùng từ 20 đến 40g đậu đen để nấu chè hoặc nấu thành nước để uống, kèm thêm chút gừng để kích thích vị giác khi uống.

Giúp giải rượu, chữa nhức xương

Đem đậu đen nấu với nước dừa xiêm uống 2 lần/tháng để có bộ xương chắc khỏe hơn, đồng thời việc này cũng hỗ trợ chứng nghiện rượu, giải rượu.

Đối với người đau nhức xương, chỉ cần dùng 200g đậu đen sao vàng rồi ngâm rượu, uống cách 2 ngày 1 chén nhỏ điều độ để chữa đau nhức xương.

Chữa tiểu dắt, táo bón

Đem ninh nhừ đậu đen với tỏi đập dập.

Uống nước đậu đen với tỏi này vào sáng sớm, uống trong thời gian 15 ngày để thanh nhiệt, thanh lọc cơ thể, làm cơ thể mát lên giảm được việc táo bón, tiểu dắt.

Với công dụng chữa tay chân mỏi yếu, râu tóc trở nên bạc sớm chỉ cần lấy 50g đậu đen chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong vòng 2-3 giờ. Có thể tán ở dạng bột rồi mỗi ngày uống 5g.

Chữa bệnh đau đầu, mất ngủ

Sao 3 phần đậu đen cho tới khi có khói rồi ngâm vào 5 phần rượu trong 7 ngày (đậy nắp kín) rồi sau đó đem ra uống để chữa chứng đau đầu.

Đối với người bị mất ngủ, dùng đậu đen rang nóng rồi cho vào một vỏ gối màu đen đem kê đầu, khi nguội lại thay lượt đậu đen khác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại