S-400 Nga "một đi không trở lại" ở Serbia: Thêm một cú đòn thần tốc khiến NATO kinh ngạc

Bảo Lam |

Sự xuất hiện của tổ hợp tên lửa phòng không S-400 của Nga ở lãnh thổ Serbia là câu chuyện không hề đơn giản chút nào. Đằng sau đó có thể là cả những nước cờ khác.

S-400 Nga "một đi không trở lại" ở Serbia

Ý kiến này được nhà báo quân sự, sĩ quan phòng không Nga, ông Evgeny Kirichenko chia sẻ với EADaily khi bình luận về việc các tổ hợp phòng không hiện đại của Nga lần đầu tiên được đưa tới lãnh thổ một quốc gia khác, để tham gia vào cuộc tập trận cùng quân đội Serbia.

Được biết rằng tổ hợp tên lửa phòng không S-400 và tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 của Lực lượng không quân vũ trụ Nga hôm 24/10/2019 đã có mặt tại Serbia để tham gia vào cuộc tập trận "Lá chắn Slavơ – 2019".

Đại diện của Bộ Quốc phòng Nga đã chỉ rõ rằng "các đơn vị phòng không của Nga và Serbia phối hợp thực hiện các nhiệm vụ phát hiện, theo dõi, phân loại và tiêu diệt toàn bộ các mục tiêu trên không của kẻ địch giả định trong quá trình triển khai hợp tác tuần tra chiến đấu".

Theo lời ông Kirichenko, Bộ Quốc phòng Nga thể hiện sự quan tâm to lớn tới những sự kiện tại Balkan, thực hiện công tác theo dõi diễn biến tình hình mà không chỉ bằng phương pháp phân tích báo chí.

"Có cảm giác như chúng ta không chối bỏ Serbia và không ai có ý định bỏ rơi quốc gia này, bởi vì Serbia đối với chúng ta là quốc gia duy nhất tại châu Âu mà trong Thế chiến thứ Hai đã đứng lên chống lại Hitler, trong khi nước láng giềng Bulgaria, lấy ví dụ, chịu khuất phục và trở thành quốc gia đồng minh với Đức.

Người Serbia không phản bội nước Nga, và điều này được cân nhắc trong chính sách đối ngoại. Tôi nghĩ rằng tên lửa S-400 đã tới đó không phải ngẫu nhiên và có xác suất cho rằng tổ hợp này có thể ở lại đây", ông Kirichenko dự đoán.

S-400 Nga một đi không trở lại ở Serbia: Thêm một cú đòn thần tốc khiến NATO kinh ngạc - Ảnh 2.

Tên lửa S-400 Nga triển khai tới Serbia.

Đằng sau đó có thể là cả những nước cờ khác

Theo ý kiến của nhà báo quân sự này, Serbia là "khu vực tiềm ẩn xung đột bùng nổ tại Balkan" căn cứ vào quả bom nổ chậm – đó là Kosovo". Ông Kirichenko cho rằng cuộc tập trận với sự tham gia của S-400 trên lãnh thổ Serbia có thể coi như "cách thức để kiểm tra tổ hợp của Nga trong điều kiện thực tiễn tại Balcan".

"Bởi vì trong thời gian tập trận, hệ thống radar trinh sát nhìn vòng sẽ hoạt động, và tổ hợp này quan sát toàn bộ không phận của Serbia. Tôi nghĩ rằng đây không phải là sự hiện diện mang tính ngẫu nhiên", chuyên gia này bổ sung.

Khi trả lời câu hỏi của EADaily về xác suất như thế nào nếu tổ hợp S-400 hoặc Pantsir-S1 sẽ được giữ lại trong quân đội Serbia sau khi cuộc tập trận kết thúc, ông Kirichenko chia sẻ về cuộc nói chuyện của mình với tuỳ viên quân sự Serbia tại Moscow (Nga).

"Tôi cũng từng hỏi ông ấy, có thể là một câu hỏi không khéo là tại sao Serbia lại mua các UAV của Trung Quốc chứ không phải của Nga. Ông ấy đưa ra câu trả lời hết sức chân thật: Bởi vì UAV của các bạn giá cao hơn".

Nếu như ngành công nghiệp quốc phòng của chúng ta coi Serbia chỉ như một khách hàng, thì đã bán các UAV với mức giá trung bình trên thị trường thế giới. Nếu như Serbia là một đối tác trong tương lai đối với chúng ta, thì chúng ta có lẽ đã tặng không các UAV này.

Nga xoá nợ tận 20 tỷ USD cho các nước châu Phi cơ mà. Đây là một số tiền lớn, đơn giản là chúng ta không biết Nga sẽ nhận được lợi ích gì từ điều đó mà thôi", chuyên gia này nói.

S-400 Nga một đi không trở lại ở Serbia: Thêm một cú đòn thần tốc khiến NATO kinh ngạc - Ảnh 3.

Tổ hợp tên lửa S-400 và Pantsir-S1 Nga triển khai tới Serbia.

Ông Kirichenko bổ sung thêm rằng hiện nay S-400 và Pantsir-S1 là những phương tiện phòng không tốt nhất và, nếu chúng ở lại Serbia, thì đó sẽ là kết quả rất tốt đối với cả Serbia lẫn với Nga.

Theo lời ông, điều này có nghĩa rằng quân đội Nga, bằng cách này hay cách khác, sẽ vẫn hợp tác với quân đội Serbia.

Bên cạnh đó, chuyên gia này phỏng đoán rằng phản ứng của phương Tây đối với nước cờ này sẽ rất rõ ràng. "Tôi không nghĩ rằng họ sẽ vui mừng. Sẽ buộc tội Putin can thiệp, quân sự hoá, rằng Moscow cố nắm lấy Balkan bằng cách này. Tôi không nghĩ rằng có ai đó ở phương Tây suy nghĩ tích cực về điều này".

Khi nói về những khả năng của từng tổ hợp riêng lẻ và vai trò tiềm năng của chúng trong việc bảo vệ không phận của Serbia, ông Kirichenko lưu ý rằng "nhiệm vụ của hệ thống phòng không là làm sao để phát hiện thấy mục tiêu ở xa và theo dõi mục tiêu đó".

"Sau đó là làm thể nào để triển khai phóng, các tên lửa sẽ tự làm tất cả những thứ còn lại. S-400 có khả năng tấn công mục tiêu với xác suất bắn hạ lớn. Mỗi một bệ phóng – 4 quả tên lửa, một hệ thống gồm 12 bệ phóng. 16 hoặc 32 mục tiêu chắc chắn sẽ bị tiêu diệt ở khoảng cách lên tới 400km tính từ vị trí chúng đặt trận địa.

Bạn thử tưởng tượng xem, 400km đối với Serbia là một khoảng cách rất lớn. Còn Pantsir-S1 – nó là tổ hợp pháo-tên lửa phòng không. Nó chuyên giải quyết các mục tiêu tầm gần và được sử dụng để bảo vệ các sân bay dã chiến, để bắn hạ các UAV. "Pantsir-S1", lấy ví dụ, đang bảo vệ căn cứ không quân tại Syria.

S-400 Nga một đi không trở lại ở Serbia: Thêm một cú đòn thần tốc khiến NATO kinh ngạc - Ảnh 5.

Tổ hợp pháo-tên lửa phòng không Pantsir-S1 Nga chuyển tới Serbia.

"Đó là một loại vũ khí khá hiệu quả để tiêu diệt các mục tiêu khó tiếp cận tầm thấp. Quả tên lửa có thể bắn hạ UAV, nhưng nó cũng giống như việc dùng kính lúp để đóng đinh.

Để chống trả các cuộc tấn công của những máy bay ném bom B-52 hoặc B-2 từng oanh tạc Serbia vào năm 1999, đây là phương án rất tốt.

Nó cũng giống như tổ hợp tên lửa S-125 Pechora từng bảo vệ Serbia vào năm 1999, nhưng với các tính năng mở rộng", ông Kirichenko lý giải.

Theo ý kiến của chuyên gia này, bản thân việc các tổ hợp của Nga hiện diện tại lãnh thổ Serbia chứng tỏ rằng Nga "không quên sự hiện diện của mình trong việc bảo vệ tương lại của Serbia".

"Thời gian thay đổi… Từng có lúc tiểu đoàn lính dù của chúng ta đã thay đổi bối cảnh chính trị tại châu Âu bằng một cuộc hành quân thần tốc và khiến cả NATO lẫn toàn bộ châu Âu phải sửng sốt và kinh ngạc thì nay họ một lần nữa sáng mắt ra và phải tính tới những lợi ích của Nga.

Có thể những gì đang diễn ra xung quanh câu chuyện S-400 đó là nước cờ thứ hai. Có thể, chúng ta bắt đầu chơi ván bài Balkan", chuyên gia này kết luận.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại