Nhưng rượu gì mà đem lại kết quả đến thế và cách chế biến đúng phải như thế nào, y học cổ truyền đã đúc kết, nhiều lá cây, động vật ngay cạnh chúng ta thôi nhưng lại đem đến hiệu quả bất ngờ cho những lần... “gặp gỡ” của các cặp vợ chồng.
Bài 1: Rượu tắc kè với các công năng chính như bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm.
Công thức: tắc kè 1 đôi, hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đảng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g, rượu trắng 35 - 40o 4 lít. Ngày dùng 2 - 3 lần, mỗi lần 30 - 50ml, uống trước bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ.
Bài 2: Rượu ba kích: Ba kích cường gân cốt, bổ thận ích tinh, ôn thận tráng dương. Chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gân xương mềm yếu.
Ba kích có tác dụng làm tăng khả năng giao hợp đối với những người yếu và sinh hoạt tình dục ít. Ba kích đã bỏ lõi 40g, thục địa, nhục thung dung, ngũ vị tử 20g, nhân sâm 10g, 1 lít rượu trắng.
Các vị thuốc trên rửa sạch, sấy khô rồi cho 1 lít rượu trắng vào ngâm trong 7 ngày có thể dùng được. Những người bị liệt dương, thiểu năng tình dục nên dùng.
Bài 3: Rượu bìm bịp: Đây là rượu quý trị nhức mỏi và cứng gân cốt.
Ở nơi có bìm bịp làm tổ người ta thường đến tổ bìm bịp mới sinh con, có chim non bị thương, sau đó chờ cho mẹ chúng tha những cây thuốc về trị bệnh để bắt chim non về ngâm rượu, vì cho rằng trong con bìm bịp non đó chứa những cây thuốc có đặc tính tiếp cốt vừa được bìm bịp mẹ mớm cho.
Cách ngâm: bìm bịp 2 con (để nguyên) tiểu hồi 6g, rượu trắng 2 lít. Ngâm trong 3 tháng là có thể dùng được.