Rối loạn hoảng sợ - Bệnh thật mà như "giả vờ"

Thạc sĩ - Bác sĩ Đàm Văn Đức |

Khó thở, tim đập nhanh... tưởng như sắp chết, nhưng đến phòng cấp cứu lại như chẳng có bệnh gì. Đó là chân dung của những người có bệnh "đi cấp cứu như ...đi chợ".

Rối loạn hoảng sợ - Bệnh thật mà như giả vờ - Ảnh 1.

Khắc phục tác dụng phụ khi dùng thuốc trị rối loạn hoảng sợ

  Anh tôi bị rối loạn hoảng sợ. Bác sĩ cho dùng thuốc paroxetine. Tuy nhiên khi dùng thuốc này anh bị đầy bụng, buồn nôn. Mong bác sĩ tư vấn giúp anh tôi làm thế nào để giảm đầy bụng, buồn nôn khi dùng thuốc paroxetine? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Định bệnh cho những người "đi cấp cứu như đi chợ"

Khi chúng ta có các triệu chứng như khó thở, hồi hộp, choáng váng và tìm đến phòng cấp cứu để được các bác sĩ khám, làm các xét nghiệm để tìm các nguyên nhân như bệnh lý tim mạch, hô hấp, đột quỵ…đó là điều thông thường không có gì để bàn.

Rối loạn hoảng sợ - Bệnh thật mà như giả vờ - Ảnh 2.

Các cơn hoảng sợ có thể xuất hiện tự phát mà không có bất kỳ yếu tố kích hoạt rõ ràng nào.

Nhưng có khi nào bạn thấy khó thở, hồi hộp, run rẩy, chóng mặt, lúc đó bạn lo sợ tột độ, nghĩ rằng nếu không đi cấp cứu kịp mình có thể tử vong ngay, nhưng khi đến phòng cấp cứu thì mọi triệu chứng lại dần biến mất mà có khi các bác sĩ chưa cần dùng thuốc gì cả.

Từ đó, hễ hồi hộp, khó thở là bạn lại chạy ngay đến phòng cấp cứu, bạn đi cấp cứu thường xuyên, thậm chí là một tuần vài ba lần phải đi cấp cứu, đến mức các bác sĩ ở phòng cấp cứu quá quen thuộc với gương mặt của bạn, đã làm các xét nghiệm, bác sĩ khẳng định bình thường, bạn đi về nhưng vài ba ngày sau tình trạng lại tái diễn. Và bác sĩ chẩn đoán bạn có thể mắc chứng rối loạn hoảng sợ.

Các cơn hoảng sợ có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn lo âu nào, thường xuất hiện trong các tình huống gắn liền với các đặc trưng cốt lõi của rối loạn này. Những cơn hoảng sợ như vậy được gọi là cơn được dự đoán trước.

Các cơn hoảng sợ không đoán trước là xuất hiện tự phát mà không có bất kỳ yếu tố kích hoạt rõ ràng nào.

Hầu hết những người có rối loạn hoảng sợ thường dự liệu và lo lắng về một cơn (lo âu điều sắp đến) và tránh những nơi hoặc tình huống mà trước đây họ đã có cơn hoảng sợ.

Những người bị rối loạn hoảng sợ thường lo lắng rằng họ có một bệnh lý nguy hiểm về tim, phổi hoặc não và thường xuyên ghé thăm bác sĩ gia đình của họ hoặc phòng cấp cứu để được giúp đỡ.

Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?

Có một loại rối loạn tâm thần làm bạn gần như gắn bó với phòng cấp cứu, đó gọi là rối loạn hoảng sợ. Xác định một cơn hoảng sợ đòi hỏi sự khởi đầu đột ngột của sự sợ hãi hoặc khó chịu mãnh liệt đi kèm với ít nhất 4 trong số 13 triệu chứng được liệt kê: Hồi hộp, tim đập nhanh ; Vã mồ hôi; Run rẩy; Thở hụt hơi; Cảm giác nghẹt cổ họng; Đau ngực, khó chịu ngực; Buồn nôn, khó chịu bụng; Chóng mặt, mất thăng bằng, chuếnh choáng, ngất; Ớn lạnh hoặc cảm giác nóng bừng; Tê hoặc cảm giác châm chích trên da; Cảm thấy như cơ thể mình tách rời khỏi thực tại; Sợ bị mất kiểm soát, bị "phát điên"; Sợ chết. Các cơn như vậy thường đạt cực đại trong khoảng 10 phút và sau đó giảm dần.

Rối loạn hoảng sợ - Bệnh thật mà như giả vờ - Ảnh 3.

Các cơn hoảng sợ thường đạt cực đại trong khoảng 10 phút và sau đó giảm dần.

Các cơn hoảng sợ lặp đi lặp lại làm cho bệnh nhân thường có tâm lý né tránh, ví dụ như:

– Không dám vận động mạnh vì sợ tăng nhịp tim, khi tăng nhịp tim lại đem máy huyết áp ra đo, thấy hơi tăng cao hơn bình thường lại càng hoảng sợ hơn.

– Nếu bệnh nhân lên cơn hoảng sợ tại một nơi nào đó, họ có xu hướng tránh quay lại nơi đó, ví dụ một bệnh nhân lên cơn tại một siêu thị nào đó, lần sau bệnh nhân sẽ không dám tới siêu thị đó nữa

– Bệnh nhân sợ không dám đi xa khỏi nhà, hoặc nếu đi sẽ phải có người thân đi cùng vì sợ lên cơn sẽ không ai cấp cứu cho mình

Rối loạn hoảng sợ làm bệnh nhân rất lo lắng, đi khám nhiều nơi không ra bệnh làm bệnh nhân càng lo lắng thêm, tuy nhiên điều trị cũng không quá khó nếu gặp bác sĩ trong chuyên ngành tâm thần. Các bạn có những dấu hiệu như trên nên đi khám đúng tại chuyên khoa tâm thần để hạn chế được thời gian và chi phí khám những nơi không cần thiết.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại