Reuters: Ẩn mình dưới vỏ bọc chở thực phẩm tới Venezuela, tàu Iran chứa thứ cực nguy hiểm?

DK |

Hãng tin Reuters cho rằng tàu chở hàng Golsan của Iran mang tới Venezuela thứ hàng nguy hiểm hơn nhiều so với tuyên bố "vận chuyển thực phẩm".

Khám phá lô hàng bí mật được tàu hàng Iran vận chuyển tới Venezuela!

Mới đây, hãng tin Reuters dẫn "các nguồn tin đáng tin cậy" cho biết một tàu chở hàng treo cờ Iran đã hoàn tất quá trình bốc dỡ một lô hàng Alumina tới một kho hàng tại Venezuela trong tháng này.

Alumina hay còn gọi là Aluminium oxide (Ôxít nhôm hay nhôm ôxít) là một hợp chất hóa học  thu được từ ​​quá trình tinh luyện quặng Bauxite (Bôxít), là thành phần chính trong sản xuất bột nhôm.

Theo dữ liệu của Refinitiv Eikon, tàu chở hàng Golsan có sức chứa 22.882 tấn thuộc sở hữu của hai công ty có trụ sở tại Tehran đã vượt Đại Tây Dương với điểm đến là cảng La Guaira ở Venezuela vào ngày 22/6/2020.

Sau khi cập cảng La Guaira, con tàu nói trên đã di chuyển tới kho hàng của CVG Bauxilum, một công ty nhà nước của Venezuela và dành gần 2 tuần tại đây trước khi trở lại La Gueira vào ngày 19/8 và lên đường trở về Iran vào ngày 24/8.

Reuters: Ẩn mình dưới vỏ bọc chở thực phẩm tới Venezuela, tàu Iran chứa thứ cực nguy hiểm? - Ảnh 1.

Vào tháng 6/2020, tàu chở hàng Golsan đã chở một chuyến hàng thực phẩm tới Venezuela.

Bình luận về tin tức nói trên, hãng tin Reuters cho rằng "đây là dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ khăng khít giữa 2 quốc gia đang hứng chịu trừng phạt của Mỹ".

Chuyến hàng này diễn ra chỉ vài tuần sau khi Mỹ thông báo rằng họ đã bắt giữ 4 tàu chở nhiên liệu của Iran đang trên đường đến Venezuela và tịch thu toàn bộ lô hàng.

Các quan chức Iran và Venezuela hiện vẫn chưa đưa ra bình luận về cáo buộc của Reuters. Tuy nhiên vào ngày 25/8, truyền hình nhà nước Venezuela đưa tin rằng tàu chở hàng Golsan đã từ Venezuela tới Iran để vận chuyển trái cây.

Trước đó 3 ngày, Đại sứ quán Iran tại Caracas thông qua mạng xã hội Twitter đưa tin Venezuela đã vận chuyển lô hàng trái cây bao gồm xoài và dứa tới Iran, một phần của "quan hệ thương mại" giữa hai nước.

Reuters: Ẩn mình dưới vỏ bọc chở thực phẩm tới Venezuela, tàu Iran chứa thứ cực nguy hiểm? - Ảnh 3.

Tàu chở hàng Golsan tại cảng La Gueira và địa điểm được cho là kho hàng của CVG Bauxilum tại tại Matanzas gần Ciudad Guayana, Venezuela.

Venezuela cần Alumina để làm gì?

Nếu thông tin Reuters đăng tải là sự thật, câu hỏi được đặt ra lúc này là Caracas cần Alumina của Iran với mục đích gì.

Vào tháng 6/2020, dẫn nguồn từ một cựu quan chức Iran và các tài liệu liên quan, hãng tin Reuters cũng đã tiết lộ việc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bí mật sản xuất bột nhôm để tạo thành nhiên liệu rắn cho các động cơ tên lửa từ khoảng 5 năm trước.

Hôm 20/8, Tổng thống Colombia Ivan Duque cho biết Venezuela đang đàm phán với Iran để mua các loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa.

Hai ngày sau, Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đáp lại những cáo buộc của người đồng cấp Colombia rằng đây là một "ý tưởng không tồi" trong bối cảnh quan hệ song phương giữa Caracas và Tehran đang ngày càng được tăng cường.

Kết nối các tin tức nói trên, có thể tạm thời đưa ra giả thuyết theo cáo buộc của Reuters rằng IRGC có thể đang hỗ trợ Lực lượng Vũ trang Quốc gia Bolivar (FANB) - Quân đội Venezuela trong một chương trình tên lửa bí mật.

Tuy vậy, chừng nào chưa có thông tin xác thực, không thể loại trừ giả thuyết được Conflicts News Woldwide (CNW) đưa ra trên mạng xã hội Twitter vào ngày 24/8 rằng lý do Golsan "mất tích" trong 2 tuần "dễ hiểu" hơn nhiều.

Đó là con tàu chở hàng này đã tham gia vào quá trình bốc dỡ và vận chuyển vàng cùng các kim loại khác của Venezuela để "chi trả" cho các chuyến hàng nhiên liệu và thực phẩm từ Iran.

Thế mạnh của tên lửa nhiên liệu rắn là sự đơn giản trong chế tạo. Có thể hình dung, động tên lửa tên lửa như một thỏi nhiên liệu hình trụ lớn. Quá trình đốt nhiên liệu được kiểm soát bằng các van tiết lưu và vật liệu hòa trộn trong thỏi nhiên liệu.

Cụ thể, tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) nhiên liệu rắn có thời gian chuẩn bị, chuyển trạng thái chiến đấu và tốc độ bay, độ cao hoạt động tốt hơn so với tên lửa nhiên liệu lỏng.

Việc đánh chặn ICBM nhiên liệu rắn sẽ khó khăn hơn do thời gian chuẩn bị và đối phó ngắn hơn, nhất là khi muốn xuyên thủng các lá chắn tên lửa của Mỹ và phương Tây.

Các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mới được Iran công bố hôm 20/8 (Nguồn: Irib News).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại