Rắn cạp nia cực độc lại mò vào nhà dân Nghệ An: Vì sao gần đây rắn độc liên tục xuất hiện?

Hoa Hướng Dương |

Nọc độc của loài rắn cạp nia này có độc tính mạnh gấp 15 lần nọc độc của rắn hổ mang Ấn Độ - một trong bốn thành viên của nhóm Tứ đại nọc độc khét tiếng.

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Đêm ngày 11/7, một video được chia sẻ trên mạng xã hội Facebook lại thu hút được nhiều sự quan tâm của mọi người. Đoạn video quay lại cảnh hai vợ chồng chị Thái Thị Hiền (trú ở xã Hòa Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An) đang cố gắng bắt 1 con rắn cạp nia.

Con rắn có khoang đen trắng chui vào nhà bếp của gia đình chị nhưng rất may là người trong gia đình đã kịp thời phát hiện ra 'vị khách' cực kỳ nguy hiểm này. Trước đó, nhiều vụ việc rắn vào nhà dân hay tấn công, cắn chết người ở Nghệ An đã được ghi nhận.

Xem video:

Rắn cạp nia dài hơn 1m chui vào nhà bếp ở Nghệ An

Người chồng đã khống chế con rắn bằng một cây sắt dài và sau đó đập chết con rắn độc để tránh việc nó có thể tấn công những người khác. Được biết, nhà chị Hiền rất gần khu vực có cánh đồng lúa nên có thể con rắn đã từ ngoài đồng chui vào nhà kiếm ăn.

Môi trường sống và tập tính của rắn cạp nia

Môi trường sống ưa thích của cạp nia Nam là những khu vực đồng bằng (rất hiếm khi thấy loài rắn này xuất hiện ở độ cao trên 1.200m so với mực nước biển), nơi gần nguồn nước như ruộng lúa, ven sông, kênh...

Rắn cạp nia lại vừa vào nhà dân Nghệ An và bị đập chết, khi trời mưa hãy chú ý điều này! - Ảnh 2.

Một con rắn cạp nia. Ảnh: Phan Thức

Hơn nữa thời điểm xảy ra vụ việc là khi trời vừa có mưa to nên đây là thời điểm hoạt động rất mạnh của loài rắn này, cạp nia là loài rắn hoạt động về đêm (hoạt động mạnh từ 21h đến 23 h) và rất thích bò theo ánh lửa, ánh đèn sáng.

Chúng còn xuất hiện nhiều khi trời mưa vì đây là thời điểm có nhiều con mồi yêu thích như ếch, nhái... xuất hiện. Mùa hè nắng nóng cũng khiến rắn cạp nia vào nhà dân nhiều hơn (nhất là nhà vệ sinh, nhà có máy điều hòa) để tìm kiếm nguồn nước mát.

Trên trang của bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Nguyễn Đàm Chính - Trung tâm chống độc cho biết, thời điểm sau mưa bão thường là “mùa rắn cắn”. Ngoài ra, loài rắn cạp nia đặc biệt thích hơi ấm của người nên chúng có thể chui vào chăn, nệm và tấn công nếu chúng ta vô tình đụng phải.

Loài rắn cạp nia xuất hiện ở Nghệ An là loài rắn cạp nia nào?

Ở Việt Nam có tới 4 loài rắn cạp nia gồm rắn cạp nia Nam (Tên khoa học: Bungarus candidus), rắn cạp nia Bắc (Tên khoa học là Bungarus multicinctus), cạp nia miền đồi Đông Bắc (Tên khoa học là Bungarus bungaroides) và cạp nia sông Hồng (Tên khoa học là Bungarus slowinskii).

Rắn cạp nia lại vừa vào nhà dân Nghệ An và bị đập chết, khi trời mưa hãy chú ý điều này! - Ảnh 3.

Cạp nia đầu vàng. Ảnh: The Reptile Database

Ngoài ra còn có một loại rắn cạp nia đầu vàng (Tên khoa học là Bungarus flaviceps) nhưng không có khoang đen trắng mà có hình dáng rất khác biệt so với các loài rắn cạp nia trên và cũng hiếm gặp hơn.

Trong 4 loài rắn trên thì rắn cạp nia Nam là loài rắn phân bố ở khu vực miền Trung và Nam Việt Nam bao gồm Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Phú Yên, Đắk Nông, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Nha Trang, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai.

Cạp nia Nam là một trong những loài rắn độc nhất của Châu Á và đứng trong top các loại rắn độc nhất thế giới. Ngay cả rắn hổ mang Ấn Độ (Tên khoa học: Naja naja) - một trong 4 thành viên của nhóm Tứ đại nọc độc cũng có nọc độc kém cạp nia tới 15 lần (theo Worldwildlife).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại