Liên tiếp các vụ rắn cạp nia vào nhà dân ở Nghệ An, những gia đình sử dụng điều hòa nên lưu ý điều này!

Hoa Hướng Dương |

Rắn cạp nia hay cạp nong đều là các loài rắn hoạt động về đêm và cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể leo lên những nhà cao tầng qua hệ thống thải nước của máy điều hòa.

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Ảnh: Cắt từ video trong bài

Gần đây, có rất nhiều vụ việc liên quan đến loài rắn cạp nia và cạp nong cực độc đi vào nhà dân và được đăng tải trên các trang mạng xã hội như trường hợp hôm 10/7 khi một người đàn ông ở thị xã Thái Hòa, Nghệ An bắt được một con rắn cạp nia trong nhà vệ sinh vào lúc 20h.

Theo người đăng tải đoạn video, khi đang chuẩn bị đi vệ sinh thì anh phát hiện con rắn đang cố chui vào ống nước nhà vệ sinh của gia đình nên đã vây bắt và đập chết con rắn nguy hiểm này.

Liên tiếp các vụ rắn cạp nia vào nhà dân ở Nghệ An, những gia đình sử dụng điều hòa nên lưu ý điều này! - Ảnh 1.

Các loài rắn cạp nia và cạp nong. Ảnh: Thế giới động vật

Một cháu bé 5 tuổi (trú xã Hưng Đông, TP Vinh, Nghệ An) cũng bị rắn cạp nia cắn khi đi ra vườn hôm mùng 8/7 nhưng rất may đã được cứu chữa kịp thời ở Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An nên không còn nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra trên trang Facebook Hồ Tùng Mậu (trú ở xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Đàn, Nghệ An) cũng đăng tải đoạn phim đụng phải rắn cạp nong khủng sau chuồng gà (Xem video bên dưới).

Xem video:

Trước đó, ngày đêm ngày 3/7, một nạn nhân nữ sinh năm 2000 (trú tại xóm Yên Phú, xã Nghĩa Lâm, Nghệ An) cũng bị một con rắn cạp nia cắn khi đang ngủ ở tầng 2 và đã tử vong 5 ngày sau đó dù đã được đưa tới bệnh viện chữa trị.

Có thể thấy liên tiếp các vụ rắn cạp nia đi vào nhà dân hay ở gần khu vực con người sinh sống tại Nghệ An đang khiến rất nhiều người lo lắng vì cả hai loài rắn (cạp nia có khoang đen trắng, cạp nong có khoang đen vàng) đều là những loài rắn cực độc.

Vậy lý do gì khiến chúng liên tục đi vào nhà dân như vậy?

Giống như nhiều loài rắn độc khác, rắn cạp nia và cạp nong rất nhút nhát và cũng rất sợ con người, chúng thường tìm cách bỏ chạy hơn là chủ động tấn công vì con người vốn không phải là con mồi của các loài rắn độc.

Liên tiếp các vụ rắn cạp nia vào nhà dân ở Nghệ An, những gia đình sử dụng điều hòa nên lưu ý điều này! - Ảnh 3.

Rắn chui vào hệ thống điều hòa. Ảnh: India Today

Tuy nhiên do cả hai đều là những loài rắn hoạt động về đêm (21h đến 23h) vì không ưa ánh sáng mặt trời nên chúng ta thường rất khó phát hiện ra chúng và vô tình giẫm đạp lên khiến rắn phải cắn để tự vệ. Đó cũng chính là lý do mà các vụ việc trên đều xảy ra vào lúc trời đã tối.

Ở nước ta vào mùa đông, khi nhiệt độ dưới 20 độ C thì những loài rắn có tập tính ngủ hoặc trú đông vào khoảng tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Khi hè đến, nhiệt độ tăng cao cũng là thời gian hoạt động mạnh của các loài rắn (do rắn là loài động vật biến nhiệt).

Mặt khác, rắn cạp nong và cạp nia đều bơi rất giỏi (lặn sâu tới 10m trong 30 phút) và thường bò theo ánh lửa hay ánh sáng (theo cuốn Động vật rừng của PGS.PTS.Phạm Nhật (Chủ Biên) - Đỗ Quang Huy) nên chúng thường bò gần khu vực nhà dân để tìm kiếm thức ăn.

Xem video:

Cảnh báo các trường hợp rắn chui vào điều hòa

Một lý do khác khiến cạp nong hay cạp nia thường đi vào khu vực nhà dân là do mùa hè nóng bức, chúng ta thường sử dụng điều hòa để làm mát và hệ thống đường ống thoát nước điều hòa là một nơi chúng vô cùng ưa thích.

Chúng có thể chui theo đường ống thải và chui vào trong mặt lạnh của điều hòa, lúc này rắn có thể chui vào phòng thông qua cửa gió của máy điều hòa, đó cũng chính là lý do rắn có thể leo lên tầng 2 hay thậm chí tầng 10.

Một lý do nữa khiến rắn rất thích chui vào hệ thống điều hòa là do đây là một trong những nơi mà chuột rất thích làm tổ, như vậy bên cạnh việc tìm kiếm nguồn nước thì điều hòa là nơi lý tưởng để rắn có thể tìm kiếm thức ăn.

Ngoài ra nhà vệ sinh cũng là nơi có nguồn nước mà rắn có thể chui vào do thói quen uống nước mát của rắn. Vậy nên với những gia đình có cây cối rậm rạp không nên lắp đặt ống thoát nước thải điều hòa sát mặt đất (nếu thấp thì nên bọc lưới kẽm ở đầu ống).

Một cách đơn giản khác để đề phòng rắn xung quanh nhà, bạn có thể sử dụng bột sulfur hay Enta snake powder, bột hùng hoàng (tên khoa học là: arsenic sulfide)... để rắc quanh nhà để đuổi rắn đi và đồng thời, nhớ diệt chuột thường xuyên!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại