Ra sức tập thể thao và tẩm bổ để đáp ứng nhu cầu của vợ, cựu giám đốc phải nhập viện

Ngọc Minh |

Từng là giám đốc công ty lớn, người đàn ông khi về hưu đam mê tập thể dục và tẩm bổ cho bản thân nhưng cuối cùng lại phải vào viện cấp cứu về suy kiệt.

Ông Quang (*) 61 tuổi từng là giám đốc một công ty có tiếng. Giữ chức vụ cao nên lúc đương chức ông được mọi người kính nể với lời nói đầy trọng lượng.

Tuy nhiên, từ khi nghỉ hưu theo chế độ của nhà nước, ông Quang lại cảm thấy mình đã già, ngoại hình đi xuống. Ông nhìn thấy rõ tuổi già trong vóc dáng và ngay cả chuyện quan hệ vợ chồng. Điều này khiến cho ông Quang cảm thấy tự ti về bản thân.

Đặc biệt, ông đã ngoài 60 nhưng vợ ông chỉ mới hơn 40 (vợ kém ông 16 tuổi) đang tuổi còn sung sức, trẻ đẹp.

Ông Quang cảm thấy áp lực vì không thể đáp ứng theo đúng mong muốn của vợ. Cũng chính vì lẽ đó nên ông Quang ra sức tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày. Hễ rảnh rỗi là ông lại tập thể thao với mong muốn tập luyện nhiều sẽ tăng sức bền, cơ thể sẽ dẻo dai hơn.

Ra sức tập thể thao và tẩm bổ để đáp ứng nhu cầu của vợ, cựu giám đốc phải nhập viện- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Ngoài mê tập luyện, ông Quang còn rất chăm đầu tư vào việc mua thuốc bổ để tăng cường sinh lý. Ông chi tới hàng triệu đồng chỉ để mua thuốc tẩm bổ cho bản thân.

Dù đã tập luyện nhiều và chăm chỉ uống thuốc nhưng sức khỏe ông Quang ngày càng đi xuống. Tới khi người không còn sức lực, suy kiệt ông mới tới bệnh viện khám. Kết quả khám cho thấy ông Quang bị rối loạn hấp thu do uống quá nhiều thuốc, thể trạng suy kiệt. Bác sĩ điều trị yêu cầu ông dừng mọi thuốc bổ đang dùng và hạn chế tập luyện tới khi sức khỏe ổn định lại.

Ngoài vấn đề về thể chất ông Quang còn gặp vấn đề về tâm lý nên đã được giới thiệu gặp bác sĩ Nguyễn Hồng Bách, Viện Tâm lý học và Truyền thông (Hội Tâm lý học Việt Nam) để nhận tư vấn và điều trị.

Qua khai thác, bác sĩ Bách thấy bệnh nhân Quang đang gặp phải rối loạn phức cảm tâm lý tự ti. Bệnh nhân đang tự ti về hình thể, khả năng sinh lý của bản thân dẫn tới việc tìm mọi cách để thay đổi tình trạng đó.

Bất cứ ai cũng từng trải qua những cảm xúc nghi ngờ bản thân và không chắc chắn ở một thời điểm nào đó. Tuy nhiên, nếu hình ảnh tiêu cực về bản thân liên tục ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bạn, thì bạn có thể đã gặp tình trạng chứng phức cảm tự ti (Inferiority Complex).

Ra sức tập thể thao và tẩm bổ để đáp ứng nhu cầu của vợ, cựu giám đốc phải nhập viện- Ảnh 2.

Bác sĩ Bách.

Theo bác sĩ Bách, khái niệm phức cảm tự ti lần đầu tiên được đưa ra bởi nhà tâm tâm lý học Alfred Adler vào năm 1907, đặc trưng bởi các triệu chứng tâm thần riêng biệt làm cản trở những hoạt động bình thường.

Phức cảm tự ti là trạng thái tâm lý mà bạn cảm thấy thiếu tự tin và luôn cho rằng bản thân không đủ tốt trong cuộc sống hàng ngày. Bạn tin rằng mình kém hơn về mặt thể chất hoặc tinh thần so với người khác, dù cho niềm tin này có căn cứ hợp lý hay không.

Bác sĩ Bách cho biết phức cảm tự ti nếu không được can thiệp có thể làm mất đi tư duy định nghĩa cá nhân, khiến một người mất hẳn góc nhìn cá nhân để đưa ra quyết định với bản thân. Phức cảm tự ti ở mức độ nặng có thể gây ra "phản phức cảm tự ti". Điều này có nghĩa là khi bệnh nhân tự ti quá mức có thể gây ra rối loạn ái kỷ và rối loạn hoang tưởng, dẫn đến tình trạng quá tự tin vào bản thân.

Theo chuyên gia, mọi người cần phải phân biệt phức cảm tự ti với cảm giác thấp kém. Cảm giác thấp kém thường xuất hiện khi bạn nhận ra một ai đó cao hơn, giỏi hơn mình. Cảm giác này cũng xuất hiện khi bạn nhận rõ thể chất của bản thân kém hơn thể chất một vận động viên chuyên nghiệp. Cảm giác thấp kém xuất hiện dựa trên sự quan sát bình thường và có thể hiểu được.

Khác với cảm giác thấp kém, phức cảm tự ti xảy ra khi một người có cảm giác không tương xứng (ví dụ như mình xấu nên không xứng mặc quần áo đẹp) từ đó có thể dẫn tới những suy nghĩ ám ảnh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại