Trung Quốc bắt Chu Vĩnh Khang để cải tổ kinh tế

Nhàn Đàm |

Sau một thời gian âm ỉ, cựu bộ trưởng công an Trung Quốc Chu Vĩnh Khang cũng đã chính thức bị bắt giữ với những tội danh chính như tiết lộ bí mật nhà nước và lợi dụng chức vụ quyền hạn.

Giới chuyên gia chú ý không chỉ do đây là một vụ việc chưa từng có tiền lệ khi một quan chức cấp cao cỡ Chu Vĩnh Khang bị bắt, mà còn tác động của nó tới bức tranh tổng thể những vấn đề của nền kinh tế thứ hai thế giới.

Giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang tự đặt ra cho mình một bài toán không dễ tìm ra lời giải cho tương lai đất nước Đông Á.

Việc bắt giữ Chu Vĩnh Khang, và trước đó là nguyên phó chủ tịch quân ủy trung ương Từ Tài Hậu, được xem như những nỗ lực chống nạn tham nhũng đang tràn lan trong giới lãnh đạo Trung Quốc, nằm trong chiến lược chủ đạo nhằm cải tổ đất nước của lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc trong đó cải tổ thể chế được gắn liền với cải tổ nền kinh tế để tìm ra hướng đi mới cho nền kinh tế vừa ngoi lên thứ nhất thế giới trong khi hướng đi cũ sẽ đạt tới giới hạn trong tương lai gần.

Đó là một kế hoạch đầy tham vọng, nhưng không dễ thực hiện.

Trên thực tế, việc bắt Chu Vĩnh Khang của chính phủ Trung Quốc mang ý nghĩa biểu tượng nhiều hơn.

Bắt giữ cựu bộ trưởng bộ công an, một việc chưa từng có tiền lệ ở chức vụ cao như thế trong lịch sử đảng Cộng sản Trung Quốc được xem như có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy chiến dịch chống tham nhũng đang được Chủ tịch Tập Cận Bình triển khai.

Giới phân tích xem đây là lời tuyên chiến cứng rắn của ông Tập với tầng lớp quan chức suy thoái trong nội bộ đảng và chính quyền Trung Quốc vốn được đánh giá là có số lượng đông đảo.

Điều đó đồng nghĩa với việc đảng và nhà nước Trung Quốc của ông Tập sẽ phải đối mặt cùng lúc với hai bài toán quan trọng nhất: cải tổ hệ thống chính trị và cải tổ hệ thống kinh tế.

Đây là một thách thức có tầm vóc lớn nhất mà đảng và nhà nước Trung Quốc này phải đối mặt trong lịch sử kể từ ngày lập quốc năm 1949.

Cuộc cải cách được coi là bước ngoặt của Đặng Tiểu Bình đầu thập niên 80 của thế kỷ trước chủ yếu được thực hiện trên lĩnh vực kinh tế, với những điều chỉnh cần thiết về chính trị để phù hợp với tình hình.

Còn thách thức mà Trung Quốc phải giải quyết ở thời điểm hiện tại lại đến từ cả hai phía.

Giới phân tích cho rằng, việc bắt Chu Vĩnh Khang đồng nghĩa với việc đe dọa đến địa vị và lợi ích của một lượng không nhỏ quan chức Trung Quốc, cũng đồng nghĩa với việc người đứng đầu chiến dịch chống tham nhũng là chủ tịch Tập Cận Bình sẽ phải đối mặt với một sức ép không nhỏ, thậm chí có thể lung lay đến vị thế của ông.

Những tranh chấp trên chính trường của quốc gia hơn 1 tỷ dân này, vì thế sẽ dẫn đến việc những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc sẽ gặp phải trong tương lai cũng sẽ nhiều hơn.

Nền kinh tế Trung Quốc tỏ ra vẫn chưa sẵn sàng với cần thiết phải vạch ra một chiến lược mới cho hướng đi trong tương lai.

Tốc độ tăng trưởng những tháng cuối năm của kinh tế Trung Quốc được đánh giá sẽ đạt mốc thấp nhất kể từ năm 1990 và nhiều khả năng sẽ không cải thiện nhiều trong những năm tới nếu không có những cải cách toàn diện và triệt để.

Bản thân những chiến lược được vạch ra cho tương lai nền kinh tế Trung Quốc cũng đang bị trì hoãn một cách tương đối.

Hầu hết các nhà phân tích cho rằng việc đưa ra những chiến lược kinh tế mới ở OPEC tháng 11/2014 của lãnh đạo Trung Quốc là quá trễ, và sẽ cần quá nhiều thời gian để triển khai những FTAAP hay Con đường tơ lụa.

Trong tương lai gần, nền kinh tế Trung Quốc vì thế sẽ tiếp tục phải dựa dẫm vào hướng đi cũ vốn đang ngày càng bộc lộ nhiều khuyết tật.

Để có thể tập trung hơn nữa vào kế hoạch cải tổ nền kinh tế, Trung Quốc cần nhanh chóng xử lý những vấn đề chính trị một cách êm thấm.

Nếu không nhanh chóng giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế Trung Quốc nhiều khả năng sẽ mất đi những cơ hội quý giá, thậm chí những xáo trộn do tranh chấp chính trị sẽ gây ra những tác động không nhỏ, thậm chí là rất nghiêm trọng với nền kinh tế khổng lồ này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại