Cần lưu ý rằng cuộc họp này ngoài 2 nhân vật chính là Nga, Ukraine thì chỉ có 2 trung gian hòa giải là Đức và Pháp.
Từ khi xảy ra khủng hoảng Ukraine đến giờ, Mỹ đóng vai trò “trưởng ban hòa giải" để tìm kiếm giải pháp Ukraine.
Tuy nhiên, những gì mà "trưởng ban hòa giải” làm lúc này là phá.
Thay vì tìm một giải pháp để Nga chấp nhận được thì Mỹ lên giọng trịch thượng và tung ra liên tiếp những lệnh trừng phạt thù địch dồn Nga vào thế đường cùng.
Còn Anh, đồng minh thân cận của Washington luôn “đại diện cho châu Âu” hưởng ứng lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào Nga.
Cách làm của Mỹ bị điện Kremlin khẳng định là mượn cớ chuyện Ukraine để thực hiện chính sách đông tiến, phá hoại an ninh nước Nga và gây căng thẳng cho toàn châu Âu.
Không chỉ Nga mà nhiều nước ở châu Âu cũng cảm thấy khó chịu vì lệnh trừng phạt này (trừ các nước Baltic có giới lãnh đạo mang tư tưởng thù địch Nga).
Riêng Đức và Pháp chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì hai nước này có nguồn lợi làm ăn lớn nhất với Nga.
Về phía Đức, kể từ năm 1992 có hơn 6.000 công ty Đức thiết lập hoạt động ở Nga, nơi đã trở thành thị trường lớn cho xe ô tô, dược phẩm và máy móc của Đức.
Đức là đối tác thương mại nước ngoài lớn thứ ba của Nga chỉ sau Trung Quốc và Hà Lan. Do đó, khi Nga bị hắt hơi thì Đức cũng xổ mũi.
Các hãng xe hơi, xương sống của nền công nghiệp Đức khốn khổ vì lệnh trừng phạt.
Các nhà sản xuất xe hơi Opel và Volkswagen đang đóng băng, thu hẹp quy mô hoặc đóng cửa hoạt động Nga.
Các công ty khác như BMW, Mercedes và Ford sản xuất xe tại Đức cũng chịu thiệt hại. Tính riêng ngành công nghiệp xe, Đức mất 15 tỷ euro trong doanh số bán hàng ở Nga sau khi có lệnh trừng phạt.
Còn Pháp thì đang méo mặt vì vụ bồi thường thiệt hại tàu Mistral vốn đóng cho Nga.
Nếu theo lệnh trừng phạt của phương Tây, Pháp phải trả Nga đến 3 tỷ USD gồm tiền phạt. Con số đó vượt quá sức chịu đựng của điện Elysee.
Báo chí Pháp cũng đã phân tích rằng Mỹ và Anh muốn mượn việc trừng phạt Nga để đánh cả Pháp và Đức.
Họ khiến Đức đánh mất thị trường truyền thống ở Nga và suy thoái kinh tế.
Đức không muốn một mình khổ lây nên kéo Pháp vào luôn. Giờ để gỡ thế bí thì Pháp và Đức cần bắt tay nhau chống lại Mỹ - Anh.
Vì thế, họ cảm thấy thoải mái khi đến Kazakhstan mà không có bóng dáng của những người nói "hello".