Theo nhà kinh tế học Pháp, người đã ra nhiều ấn phẩm về những thách thức phải đối mặt của Eurozone, thì chính phủ mới của Hy Lạp đang khơi mào cuộc chiến đòi "độc lập cho Hy Lạp" nhằm thoát khỏi chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp phải làm mấy năm qua để tránh vỡ nợ.
Chiến thắng của Syriza "được gọi là hậu quả của Đức, khi họ cố gắng giải quyết chuyện của cả khu vực châu Âu", Sapir đã viết trong một bài báo công bố trên trang hypotheses.org.
"Nếu bị mất tiền nhiều, Đức có thể phản ứng dữ dội và gián tiếp kích động sự tan rã của Eurozone, bất chấp hiện nay Đức là trụ cột chính của EU".
Ngay khi mới vừa chiến thắng trong bầu cử chính quyền mới của Hy Lạp ngay lập tức chống lại EU để dễ thực hiện yêu sách kinh tế, bằng việc không bằng lòng với quyết định trừng phạt gia tăng của EU dành cho Nga.
Thủ tướng Alexis Tsipras, cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 27.1 rằng "tuyên bố nói trên được đưa ra không theo thủ tục quy định khi mà không tham khảo ý kiến của các thành viên EU, đặc biệt là không có sự đồng ý của Hy Lạp".
"Trong bối cảnh này, Hy Lạp buộc phải lên tiếng nhấn mạnh rằng chúng tôi không đồng ý với tuyên bố này", ông Tsipras nói thêm.
Chính quyền Hy Lạp trước đó không thèm giấu ý định "tống tiền" cả EU khi họ tìm kiếm cơ hội tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ lên đến 366 tỉ USD, mong muốn của chính phủ mới của Hy Lạp rất đơn giản là đa số nợ phải được xóa, nếu không Hy Lạp sẽ không còn là một phần của EU.
"Không thể có giải pháp cải cách kinh tế nào mà không loại bỏ phần lớn các khoản nợ", ông Tsipras nói với kênh truyền hình Chanel 4 của Anh trước khi trúng cử.
270 tỉ USD nợ của Hy Lạp là các khoảng từ hai gói cứu trợ kinh tế của các nước Eurozone, ECB và IMF.
Eurozone là chủ của 60% nợ công của Hy Lạp trong đó đa phần là tiền của Đức.
Thế nên nước Đức hiện đang là đầu tàu của EU sẽ phải đối mặt với chính quyền của ông Tsipras ở Hy Lạp chỉ theo hai phương án mà đều có rủi ro như nhau.
Nếu Đức vì sự thống nhất của EU mà tái cơ cấu nợ cho Hy Lạp thì họ đã bước lên một "con đường nguy hiểm" khi mà có nguy cơ Đức sẽ phải mất thêm tiền từ những nước cũng đang trong tình thế phải vay nợ của EU như Hy Lạp.
Tuy nhiên nếu để Hy Lạp tách khỏi EU cũng sẽ làm cho nguy cơ tan rã của khối lớn hơn bao giờ hết, chưa kể sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới nền kinh tế của Đức nước vốn chủ yếu thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng hóa.