Yak-130: "Bé hạt tiêu" khiến "người khổng lồ" NATO run rẩy

Hải Vy |

Với khả năng tác chiến tuyệt vời ngoài chức năng huấn luyện, Yak-130 đang trở thành thứ vũ khí khiến NATO vô cùng lo ngại.

Hãng tin Sputnik đăng bài viết cho biết:

Không giống như Sukhoi T-50 hay những loại chiến đấu cơ tiên tiến khác của Nga, Yakovlev Yak-130 không phải là một cái tên đình đám nhưng là một loại máy bay hiện đại, mạnh mẽ và quan trọng là linh hoạt nhất, có thể khiến NATO e sợ chẳng kém PAK FA hay MiG-35.

Trước hết, Yak-130 được ca ngợi là máy bay huấn luyện - chiến đấu hoàn hảo, vượt trội bất cứ loại máy bay nào tương tự mà Mỹ đang có hiện nay.

Các học viên phi công Nga học lái Yak-130 để làm chủ công nghệ vận hành phức tạp trên các máy bay chiến đấu thế hệ 4 và 5.

Tuy nhiên, mẫu máy bay dưới âm 2 chỗ ngồi mà NATO gọi là "Mitten" đã chứng tỏ mình là một phương án chi phí thấp, đáng tin cậy để thay thế các mẫu máy bay chiến đấu đắt tiền.

Yakovlev Yak-130.jpg

Máy bay huấn luyện - chiến đấu Yak-130 có thể khiến NATO e sợ chẳng kém PAK FA hay MiG-35.

Ngoài chức năng huấn luyện, Yak-130 còn có thể thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và tấn công hạng nhẹ.

Chuyên gia phân tích quốc phòng Thomas Newdick nhận định:

"Yak-130 đã được chứng minh là một mẫu máy bay huấn luyện - chiến đấu tuyệt vời có khả năng tác chiến, nó còn có thể tham gia các chiến dịch chống quân nổi dậy mà Không quân Mỹ đang tiến hành ở Afghanistan, Iraq và Syria".

Theo ông Newdick, Yak-130 nhỏ và nhanh nhẹn nhưng cũng rất mạnh mẽ, nó có thể rất hữu ích trong chiến tranh phi đối xứng.

Không ngạc nhiên khi nhiều quốc gia, trong đó có Armenia, Azerbaijan, Kazakhstan, Mongolia, Myanmar, Nicaragua, Uruguay... muốn bổ sung mẫu máy bay này vào kho vũ khí của mình.

Và tất nhiên, yếu tố hấp dẫn họ nhất không phải là khả năng huấn luyện của Yak-130.

Khả năng tuyệt vời của Yak-130

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Trong bài viết có tựa đề "Russia's Lethal Yak-130 Fighter: The Tiny Terror NATO Should Fear" trên tạp chí The National Interest, chuyên gia Newdick cho biết:

"Phần lớn các quốc gia quan tâm đến Yak-130 đều có nhu cầu chống quân nổi dậy hoặc tác chiến hạng nhẹ hơn là huấn luyện".

Đây là mẫu máy bay do Phòng thiết kế A.S. Yakovlev cùng hãng sản xuất máy bay Aermacchi (Italia) hợp tác phát triển.

Sau này, Aermacchi cũng cho ra đời máy bay huấn luyện Alenia Aermacchi M-346 Master, một phiên bản cải tiến của Yak-130.

Các phi công tại Italia và Israel sẽ học lái mẫu máy bay này để có thể vận hành tiêm kích tàng hình thế hệ năm F-35 Lightning II do Mỹ chế tạo. Nó cũng có thể được sử dụng để thay thế các máy bay huấn luyện cũ trong quân đội Mỹ.

Yak-130 thực hiện chuyến bay đầu tiên năm 1996 và được đưa vào trang bị năm 2010. Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua gần 70 chiếc Yak-130 và đặt hàng thêm 150 chiếc khác, dự kiến được chuyển giao năm 2020.

Yak-130 còn được xuất khẩu sang Belarus và Algeria. Bangladesh được cho là quốc gia tiếp theo sẽ ký kết thỏa thuận mua mẫu máy bay này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại