Trong đó, hãng chế tạo Lockheed Martin, công ty quốc phòng lớn nhất của Mỹ có doanh số bán hàng cao kỷ lục, đạt 180,74 tỷ USD tính đến ngày 19/9, các hãng Raytheon, General Dynamics và Boeing cũng đạt mức kỷ lục, trong đó Boeing đạt 105 tỷ USD trong các hợp đồng liên bang đặt từ năm ngoái.
Máy bay F-16 được Mỹ triển khai tới Ba Lan.
“Không nghi ngờ gì khi thế giới đang ngày càng nhiều nơi xung đột nguy hiểm ở nhiều quốc gia. Đó là một bối cảnh ít ổn định hơn so với trước đây. Điều đó có thể dẫn tới việc họ tìm mua máy bay và súng pháo”, Jeff Babione, Phó giám đốc Chương trình F-35 Lightning II của Lockheed nói với Bloomberg trong một cuộc phỏng vấn tại Oslo ngày 25/9.
Các cuộc xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg, đã khiến quân đội Mỹ suy nghĩ lại kế hoạch triển khai các máy bay F-16, F/A-18 của Mỹ ở Đông Âu, vốn trước đó là những máy bay Mỹ vốn định cắt giảm. Đồng thời khủng hoảng ở Ukraine đã đẩy các chính phủ ở Châu Âu tăng ngân sách quốc phòng. Chẳng hạn như Đức không chỉ quan tâm tới xe tăng nội địa Leopard 2 mà còn có ý nhắm tới cả xe tăng M1 Abrams của Mỹ.
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine cũng được cho rằng đã đem lại nguồn lợi cho cả ngành vệ tinh quân sự của Mỹ. Khối NATO đã sử dụng chính những thiết bị, hình ảnh vệ tinh do hãng Digital Globe Inc của Mỹ cung cấp để giám sát các động thái của Nga diễn ra dọc biên giới Ukraine.
Chiến đấu cơ F-15E của Mỹ tham gia oanh kích ở Syria.
Cùng với vấn đề Ukraine, thì việc mở rộng oanh kích của Mỹ ở Iraq và Syria cũng thúc đẩy đáng kể tăng doanh số bán hàng của ngành vũ khí của Mỹ. Hiện F-22 Raptor của Lockheed Martin đã được triển khai tới Syria đem lại một nguồn thu tương lai đáng kể cho hãng chế tạo này.
Trước đó, trong các đợt không kích đầu tiên ở Syria, Mỹ đã tung ra khoảng 200 thiết bị vũ khí và phóng 47 tên lửa Tomahawk do Raytheon sản xuất. Đồng thời, quân đội Mỹ cũng triển khai bom dẫn đường GBU-32 do Boeing sản xuất và tên lửa Hellfire từ cơ sở Maryland của Lockheed. Điều này được đánh giá tạo ra cú hích tăng doanh số bán hàng đáng kể.