Vì sao “ong bắp cày” F-18 cất cánh trên đường ô tô?

Đây là một trong những bài tập bắt buộc của các phi công NATO.

Cất/hạ cánh trên đường cao tốc là một bài tập bắt buộc của các phi công NATO trong thời kỳ chiến tranh Lạnh nhưng nay vẫn tiếp tục được duy trì để đề phòng sân bay bị tấn công.

Ở thủa sơ khai của lực lượng không quân Mỹ, Đức hay nhiều nước khác, việc phải cất cánh và hạ cánh trên những con đường quốc lộ là điều bình thường. Nhưng khi những chiếc tiêm kích hiện đại ra đời, yêu cầu về đường băng của chúng cũng cao hơn nên việc làm này ngày càng hiếm đi.

Tuy nhiên, trong chiến tranh thế giới 2, quân đội phát xít Đức đã bí mật xây dựng một số đường cao tốc có chất lượng cao hơn hẳn nhằm mục đích biến chúng thành một sân bay phụ trong trường hợp sân bay chính bị kẻ địch tấn công, phá hủy. Khi chiến tranh kết thúc, quân đội NATO vẫn tiếp tục khai thác các đường băng đặc biệt này và yêu cầu phi công của mình cũng phải thuần thục trong việc sử dụng đường nhựa để cất – hạ cánh đề phòng một cuộc chiến tranh với Liên Xô nổ ra.

Ngay cả khi chiến tranh Lạnh đã lùi xa, bài tập sử dụng đường nhựa vẫn là bài bắt buộc nhưng chỉ giới hạn đối với một số loại máy bay như tiêm kích F/A-18 Hornet (Ong bắp cày) – loại tiêm kích chuyên dùng trên tàu sân bay của Không quân Hải quân Mỹ hoặc máy bay vận tải hạng nặng C-160.

Mời bạn xem video một chiếc tiêm kích F-18 Hornet của Không quân Phần Lan đang luyện tập cất cánh từ đường cao tốc:

 

Video một chiếc tiêm kích Northrop NF-5 hạ cánh.

 

Thậm chí là máy bay vận tải hạng nặng C-130 và C-160 cũng phải tập luyện bài cất cánh - hạ cánh này.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại