Vì sao Không quân Mỹ ruồng bỏ phi cơ nhanh nhất thế giới?

Hải Vy |

Mặc dù SR-71 có tính năng “không gì sánh bằng” nhưng lại bị Không quân Mỹ loại biên ngay khi Chiến tranh Lạnh đến hồi kết thúc.

Có khả năng hành trình ở tốc độ trên Mach 3.2, Lockheed SR-71 Blackbird là máy bay có người lái nhanh nhất thế giới từng hoạt động. Mặc dù không có đối thủ nhưng SR-71 lại bị loại biên khi Chiến tranh Lạnh đến hồi kết thúc.

Blackbird bị đưa ra khỏi biên chế từ năm 1990, khi Liên Xô còn chưa sụp đổ. Tuy nhiên sau đó, theo yêu cầu của Quốc hội, Không quân Mỹ đưa 3 chiếc Blackbird trở lại hoạt động trong giai đoạn 1995-1998.

Tiếp đó, NASA thực hiện các chuyến bay nghiên cứu với Blackbird cho tới năm 1999 và cuối cùng, Blackbird vẫn bị loại biên khi chưa có máy bay nào đủ khả năng thay thế. Tại sao lại như vậy?

Trong bài viết trên tạp chí National Interest, nhà phân tích Dave Majumdar cho biết, mặc dù SR-71 có tính năng “không gì sánh bằng” nhưng mức chi phí hoạt động khổng lồ đã buộc nó phải “về hưu non”.

Ngoài ra, Không quân Mỹ có nhiều nghi ngờ về khả năng sống sót của Blackbird trước tên lửa phòng không và máy bay đánh chặn thế hệ mới của Liên Xô – đó chính là tên lửa S-300 (SA-10 Grumble) với nhiều phiên bản và tiêm kích đánh chặn MiG-31 Foxhound.

Cũng chính vì những lý do đó mà Không quân Mỹ đã kịch liệt phản đối yêu cầu khôi phục lại chương trình này của Quốc hội Mỹ.


SR-71 có tín năng không gì sánh bằng nhưng lại phải về hưu non>

SR-71 có tín năng "không gì sánh bằng" nhưng lại phải "về hưu non">

Theo tờ Los Angeles Times đưa tin năm 1989:

“Không quân Mỹ quyết định loại biên các máy bay Blackbird vào năm 1990 vì nhiều yếu tố.

Trong phiên điều trần trước Quốc hội, Tham mưu trưởng KQ Mỹ Larry D. Welch đã thừa nhận khả năng duy trì hoạt động được tăng cường của các vệ tinh quân sự, sự “mong manh” của SR-71 trước tên lửa đất-đối-không SAM-5 Liên Xô và mức chi phí để duy trì chúng.

Bộ trưởng Không quân Mỹ Edward C. Aldridge Jr. ước tính số tiền duy trì các máy bay SR-71 có thể dùng để vận hành và duy trì 2 không đoàn tiêm kích chiến thuật”.

Theo tạp chí Không quân Mỹ, SR-71 có chi phí hoạt động từ 200 triệu -300 triệu USD mỗi năm, riêng loại nhiên liệu đặc biệt trên máy bay đã khiến nó tiêu tốn 18.000 USD/giờ - theo mệnh giá đồng USD năm 1989).


Nhiên liệu đặc biệt khiến chi phí vận hành SR-71 đắt đỏ.

Nhiên liệu đặc biệt khiến chi phí vận hành SR-71 đắt đỏ.

SR-71 được vận hành bằng nhiên liệu JP-7. Các máy bay KC-135Q được thiết kế đặc biệt để mang theo loại nhiên liệu này sẽ đảm nhận nhiệm vụ tiếp dầu cho Blackbird.

JP-7 là nhiên liệu an toàn, không bốc hơi hoặc cháy nổ trong môi trường có nhiệt độ và áp suất cực cao. Tuy nhiên, điều này cũng đồng nghĩa với việc rất khó đốt cháy nhiên liệu này bằng các hệ thống thông thường.

Lockheed Martin đã phải phát triển một hệ thống đánh lửa đặc biệt dành riêng cho động cơ của SR-71. Điều này làm tăng mức độ phức tạp và chi phí bảo trì của máy bay.

Trong khi đó, ngân sách dành cho Không quân Mỹ đã giảm vào cuối thời kỳ Chiến tranh Lạnh, lực lượng này không thể duy trì các máy bay SR-71 đắt đỏ trong kho vũ khí, đặc biệt là khi các mối đe dọa mới bắt đầu xuất hiện.


Một chiếc SR-71 trong Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ.

Một chiếc SR-71 trong Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia Mỹ.

Không quân Mỹ hy vọng có thể thay thế SR-71 bằng cách kết hợp các vệ tinh và nhiều phương tiện kỹ thuật khác.

Một ứng viên trong số này là máy bay trinh sát không người lái Lockheed Martin RQ-3 DarkStar, tuy nhiên chương trình đã bị hủy bỏ vào năm 1999.

Mặc dù hủy bỏ RQ-3 nhưng Không quân Mỹ vẫn tiếp tục bí mật phát triển chương trình phương tiện trinh sát Tier 3, sau này cho ra đời máy bay không người lái Lockheed Martin RQ-170 Sentinel và một loại khác được cho là RQ-180 của Northrop Grumman.

Theo nhà phân tích Dave Majumdar, nếu RQ-180 thực sự tồn tại, nó sẽ bù đắp hiệu quả bất cứ khoảng trống nào về năng lực do sự vắng bóng của SR-71 Blackbird.

Máy bay trinh sát nhanh nhất thế giới SR-71

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại