Tướng không quân Hàn Quốc kịch liệt phản đối tiêm kích F-15SE Mỹ

Hải Đăng |

(Soha.vn) - Một nhóm các tướng không quân về hưu của Hàn Quốc đã kịch liệt phản đối kế hoạch của chính phủ nước này khi mua 60 máy bay chiến đấu F-15SE do hãng Boeing sản xuất.

Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin cuối tháng 8 vừa qua, một nhóm gồm 15 tướng không quân về hưu đã gửi thư tới Quốc hội, văn phòng Tổng thống và Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, đề nghị cân nhắc lại quy trình đánh giá trong quá trình mở thầu, chỉ trích rằng quy trình này đã đặt giá cả lên trên chất lượng, khiến 2 nhà thầu có mức giá cao hơn là Lockheed Martin với F-35 và EADS với Eurofighter bị loại.

Động thái này diễn ra sau khi Cơ quan Quản lý mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cho biết nước này không thể ký hợp đồng vượt quá 8,3 nghìn tỷ won (7,2 triệu USD) ngân sách. Tuy nhiên, Lockheed Martin và EADS tuyên bố họ vẫn sẽ duy trì cuộc đua khi chưa nhận được bất cứ thông báo chính thức nào từ phía chính phủ Hàn Quốc.

Tiêm kích F-15SE do hãng Boeing sản xuất
Tiêm kích F-15SE do hãng Boeing sản xuất

DAPA đã áp dụng một quy chuẩn phi lý rằng bất cứ loại máy bay nào có mức giá vượt quá 8,3 nghìn tỷ won sẽ bị loại”, nội dung bức thư viết, “(DAPA) nên tiến hành đánh giá một cách toàn diện hơn (cả 3 loại máy bay)”.

DAPA cho biết tuần trước, cơ quan này đã hoàn thành quy trình đánh giá toàn diện, dựa theo kết quả phân tích giá trị gia tăng tính trên giá bán, mà không xây dựng tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, làm xuất hiện nhiều ý kiến nghi ngờ về sự công bằng của quy trình này.

DAPA dự kiến trình kết quả đánh giá lên văn phòng Tổng thống vào hôm nay (13/9) và tiếp đó sẽ tổ chức một cuộc họp trong tháng này để đưa ra quyết định cuối cùng.

Yếu tố giá bán chiếm 30% tổng số điểm trong bảng đánh giá toàn diện của DAPA, trong khi đó phí tổn đặt hàng, chưa tính đến chi phí bảo trì và chi phí hoạt động, chỉ chiếm % rất nhỏ trong quá trình lựa chọn.

Các cựu chỉ huy và cựu phi công Hàn Quốc chỉ trích quy trình đánh giá là “thiếu chiến lược”, “lố bịch”, đồng thời bày tỏ lo ngại với phiên bản máy bay chiến đấu tàng hình F-15SE được đặt hàng cho Không quân Hàn Quốc.

Theo các phương tiện truyền thông Nga, các tướng Hàn Quốc còn cho rằng F-15SE đã “lỗi thời” và không thể được gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ mới”.

Một vị tướng giấu tên cho biết thay vì mua máy bay chiến đấu thế hệ 4 để không vượt quá ngân sách, các vị tướng khuyến nghị chính phủ nước này chọn những loại máy bay tàng hình như F-35 để có được “khả năng phòng không đối xứng” với Triều Tiên.

Theo Yonhap, phản ứng này của họ sẽ tạo thêm áp lực lên kế hoạch của chính phủ Hàn Quốc để đưa ra quyết định cuối cùng đối với F-15SE. Có rất nhiều nghi ngờ xung quanh khả năng tương lai của loại máy bay này khi mà Trung Quốc và Nhật Bản đang cố gắng thể hiện sức mạnh quân sự của họ với các loại chiến đấu cơ trang bị công nghệ chống radar.

Hiện hông rõ chính phủ sẽ chọn F-15SE hay xem xét lại chương trình mua sắm lần này”, một quan chức quốc phòng cao cấp giấu tên cho biết, “Bộ Quốc phòng không thể phớt lờ ý kiến của công chúng về vũ khí phòng không chiến lược nhằm tăng cường sức mạnh răn đe Bắc Triều Tiên”.

Bất chấp những tranh cãi đang ngày càng gia tăng, DAPA vẫn duy trì quan điểm của mình và khẳng định họ sẽ thông qua thỏa thuận theo đúng chính sách hiện tại.

Tiến hành lại quy trình này sẽ làm chậm trễ kế hoạch thay thế các loại máy bay chiến đấu cũ và làm tổn hại tới uy tính quốc tế của quốc gia”, một quan chức cấp cao của DAPA cho biết, "Dự án này cần phải đi tới kết luận".

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: quansu@soha.vn. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại