Trung Quốc sẽ không dám mang máy bay tàng hình đấu Mỹ

Trung tâm nghiên cứu Hòa bình quốc tế Carnegie Endowment (Mỹ), hôm 3/5 vừa phát hành một báo cáo đánh giá mang tên "Sức mạnh quân sự của Trung Quốc và đồng minh Mỹ-Nhật Bản năm 2030", nói rằng, trong 15-20 năm tới, khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ trong việc xây dựng tàu sân bay và máy bay chiến đấu tàng hình sẽ giảm đáng kể.

Với sức mạnh ngày càng gia tăng của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, nước này có thể chống lại chính sách của Washington ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương một cách mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, Carnegie Carnegie tin tưởng rằng, Trung Quốc sẽ không lặp lại những sai lầm như Liên Xô trước đây và trở thành một đối thủ toàn cầu của Mỹ.

Bản báo cáo của Carnegie Endowment cho rằng, Trung Quốc và Mỹ là 2 siêu cường phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế, do vậy, Bắc Kinh sẽ không sử dụng vũ lực quân sự khi đối đầu với Lầu Năm Góc, nhưng quyền bá chủ của Hoa Kỳ sẽ bị giảm bớt  dần dần giảm trong tương lai để thiết lập lại một "trạng thái cân bằng". Hai nước sẽ theo đuổi chính sách không sử dụng vũ lực nhưng tiến hành Chiến tranh Lạnh.

Trung Quốc sẽ không dám mang máy bay tàng hình đấu Mỹ
Các phương tiện truyền thông Nhật Bản nói rằng, máy bay tàng hình của J-20 của Trung Quốc chưa đạt đến chuẩn của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm.

Tình trạng và vai trò của Nhật Bản trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đáng được quan tâm và thảo luận, báo cáo cho biết. Sau thất bại trong Thế chiến II, Nhật Bản rơi vào tình trạng phụ thuộc gần như hoàn vào liên minh quân sự với Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp sức mạnh ngày càng gia tăng của Quân đội Trung Quốc, liên minh quân sự Mỹ-Nhật Bản vẫn sẽ là một khối thống nhất để thách thức bất kỳ hành động mạo hiểm nào của Bắc Kinh về quần đảo đang tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khi mới lên nhận chức, ông đã đưa ra một lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, nhưng một cuộc khủng hoảng về tài chính và tê liệt chính trị có thể sẽ cản trở Tokyo tiếp tục theo đuổi chính sách này. Một số chính trị gia Mỹ muốn Nhật Bản đầu tư nhiều tiền hơn cho ngân sách quốc phòng. Nguy hiểm lớn nhất trong khu vực này sẽ là một quá trình chuyển đổi có thể trong giai đoạn tranh chấp lãnh thổ bằng quân sự giữa Bắc Kinh và Tokyo. Tuy nhiên, Carnegie Endowment tin rằng Trung Quốc sẽ cố gắng tránh xung đột vũ trang với Nhật Bản, bởi điều đó đồng nghĩa với một lời tuyên chiến với cả Mỹ.

Cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman dự báo về triển vọng của nền chính trị thế giới phải được tính toán dựa trên sự phát triển quân sự của Trung Quốc. Từng là chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương, Đô đốc Blair cho biết rằng ông đã không hoàn toàn đồng ý với kết luận của báo cáo của Carnegie Endowment và lưu ý rằng, sự hợp tác giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ cũng như vai trò của mỗi nước sẽ quyết định tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương .

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại