Trung Quốc 'khoe' tự hiện đại Liêu Ninh, 'dìm hàng' Ấn Độ

Tuân Việt |

(Soha.vn) - Trung Quốc cho rằng mình đã tự lực trong việc hiện đại hóa tàu sân bay Liêu Ninh và đạt được nhiều thành công hơn so với Ấn Độ.

Tờ Mil.news.sina.com.cn của Trung Quốc đã tỏ ra khá “tự hào” khi nói về chiếc tàu sân bay đầu tiên của nước nhà, qua đó đánh giá thấp hàng không mẫu hạm mà Ấn Độ mua từ Nga.

Theo mil.news.sina.com.cn, một số chuyên gia nước ngoài nghi ngờ rằng tàu sân bay Varyag (Liêu Ninh) đã được sửa chữa, sửa đổi và hiện đại hóa nhờ hoàn toàn những nỗ lực của người Trung Quốc. Việc xây dựng tàu Varyag với một “mức độ sử dụng các khối mô-đun cao” bắt đầu vào những năm 1980. Thiết kế mô-đun đã đơn giản hóa nhiệm vụ thay thế các khối lỗi thời bằng những khối mới và các kỹ sư Trung Quốc đã tự sắp xếp các cấu trúc bên trong của con tàu.


	Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông nước ngoài có quan điểm cho rằng không nước nào trên thế giới có thể xây dựng và hiện đại hóa tàu sân bay một cách độc lập mà không có sự hỗ trợ kỹ thuật của Hoa Kỳ hoặc Nga, vì vậy việc thi công với quy mô lớn đòi hỏi phải có công nghệ rất tinh vi cùng với các cơ sở thử nghiệm - thí nghiệm đồ sộ.

Kỹ sư Trung Quốc có thể thiết kế đồng thời một tàu sân bay hiện đại và các máy bay phản lực trên hạm, sử dụng các công nghệ hiện đại, bao gồm cả mô hình máy tính và hệ thống thiết kế tự động hóa, tờ báo Trung Quốc số ra hôm thứ Năm (25/4) cho biết.

Mil.news.sina.com.cn “khoe” rằng, so với việc hiện đại hóa của tàu sân bay Nga Đô đốc Gorshkov dành cho Hải quân Ấn Độ (tên Ấn Độ là Vikramaditya), Trung Quốc đã đạt được nhiều thành công hơn với tàu sân bay Varyag. Theo tờ báo, tàu sân bay Đô đốc Gorshkov đã được nâng cấp với một “mức độ rất hạn chế với những thay đổi không đáng kể bên trong.”


	Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.

Tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ.

Tờ báo Trung Quốc cũng phủ nhận thông tin nước này nhận được bất kỳ bản vẽ và tài liệu kỹ thuật về tàu sân bay Varyag từ Nga hoặc Ukraine, tức là khẳng định việc sữa chữa và hiện đại hóa tàu sân bay Liêu Ninh là do Trung Quốc hoàn toàn “tự lực cánh sinh”.

Theo Mil.news.sina.com.cn, việc sửa chữa thành công và hiện đại hóa tàu sân bay Varyag đã chứng minh khả năng kỹ thuật tuyệt vời của người Trung Quốc. Nhiều người cho rằng Bắc Kinh đã nhận con tàu khi chưa đại tu xong với giá 20 triệu USD, nhưng theo tờ báo Trung Quốc, chi phí liên quan, bao gồm cả chi phí khai thác và sự chậm trễ trên đường đến Trung Quốc qua biển Đen, gây ra bởi các nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ, đã nâng giá trị thực tế của con tàu lên tới hơn 100 triệu USD.

Trước khi Ukraine bàn giao Varyag cho Trung Quốc, con tàu đã được tháo dỡ tất cả các loại cáp điện và hệ thống đường ống nhằm để cho con tàu không thể được sử dụng với mục đích quân sự. Lý do là Mỹ, Nhật Bản và các nước đồng minh đã gây áp lực ngoại giao lên Kiev trong vấn đề này.

Mil.news.sina.com.cn “khoe” thêm rằng, quá trình hiện đại hóa tàu sân bay cần rất nhiều nhân lực, vật chất cũng như tài chính, nhưng người Trung Quốc vẫn thành công để giải quyết những bài toán khó khăn này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại