Trận "không chiến" của Su–30MK với chiến đấu cơ phương Tây

Su–30MK là máy bay tiêm kích hạng nặng đa nhiệm, do tập đoàn Sukhoi phát triển. Su-30MK có những tính năng vượt trội của dòng máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 siêu cơ động.

Máy bay Su–30MK được xuất khẩu sang nhiều nước và có mặt trong biên chế của lực lượng không quân Việt Nam.

Trong các cuộc triển lãm hàng không thế giới và trong các cuộc diễn tập chung quốc tế, Su–30MK luôn có được vị trí cao nhất nhờ những tính năng kỹ chiến thuật cao và khả năng siêu cơ động của dòng tiêm kích hàng đầu thế giới.

Cuối năm 2008 sau khi kết quả cuộc tập trận chung giữa Mỹ, Pháp và Ấn Độ Red Flag được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tạp chí Anh Flight đã có đề xuất bình chọn máy bay tiêm kích tốt nhất giữa các loại máy bay Su-30МКI, F-22 và F-15.

Quyết định của độc giả một trong những tờ tạp chí có uy tín nhất của hàng không thế giới thật sự bất ngờ. Máy bay tiêm kích Su-30MKI được 59% ủng hộ từ những người được thăm dò, máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ F-22 nhận được 37 % sự ủng hộ, máy bay F–15 chỉ được 4% sự ủng hộ.

Kết quả đánh giá của cộng đồng những người yêu thích máy bay tiêm kích có giá trị vô cùng lớn. Máy bay tiêm kích Su- 30MKI là dòng máy bay xuất khẩu, đang cùng với các sản phẩm hàng đầu của Mỹ và châu Âu nhằm vào thị trường của Ấn Độ, Malaisia và Algeria.

Cạnh tranh vào những thị trường nhập khẩu vũ khí lớn, những lỗi nhỏ về kỹ thuật và dịch vụ hậu cần qua lời phê bình cuả những nhà bình luận có uy tín đều trở thành những khiếm khuyết không thể sửa chữa được. Hơn nữa những chỉ trích của những nhà bình luận phương Tây đối với Su 30MKI cũng là điều hiển nhiên.

 Biên đội Su–30MKI Ấn Độ trên bầu trời bang Nevada
Biên đội Su–30MKI Ấn Độ trên bầu trời bang Nevada

Kết quả cụ thể của chương trình xuất khẩu Su- 30MKI cũng thật sự rất ấn tượng. Số lượng máy bay được ký kết theo hợp đồng xuất khẩu gần 330 chiếc, số lượng theo đơn đặt hàng xuất hơn 230. Ấn Độ quyết định mua thêm các cụm chi tiết, bộ phận máy bay Su–30 MKI để lắp ráp theo giấy phép tại các nhà máy của tập đoàn HAL.

Nếu tính đến cả các đơn đặt hàng được mở rộng của Nga thì số lượng Su–30MKI được sản xuất sẽ đạt con số 400 chiếc. Trong hoàn cảnh thuận lợi về kinh tế, số lượng này sẽ nhanh chóng bị bỏ lại đằng sau. Những năm gần đây, 1/6 số lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu vũ khí là từ các hợp đồng xuất khẩu các máy bay Su-30MKI. Đối với một doanh nghiệp nhỏ như tập đoàn Irkut, đây là một kết quả xuất sắc.

Chỉ số uy tín xứng đáng của Su–30MKI và các biến thể của nó, theo nhận xét của các chuyên gia, là kết quả của các cuộc diễn tập quốc tế được tổ chức hàng năm với sự tham gia của các máy bay tiêm kích nổi tiếng.

Cuộc biểu diễn thực tế diễn tại Cope India-2004 với sự tham gia của máy bay Su-30K, loại máy bay có nhiệm vụ chủ yếu là chiếm lĩnh ưu thế trên không. 18 chiếc máy bay Su–30K, trang bị radar N001 dành cho các thế hệ đầu tiên của Su – 27/30 đã được xuất khẩu sang Ấn Độ, hiện đang đợi nâng cấp hiện đại hóa để bàn giao cho khách hàng mới.

Mặc dù thực tế là Su–30K có những khả năng giới hạn và các thông số kỹ chiến thuật thua sút hẳn so với Su-30MKI hiện nay, nhưng ngay từ lúc đó, máy bay đã thể hiện khả năng tác chiến hiệu quả hơn hẳn so với các máy bay tiêm kích khác của các đối thủ cạnh tranh.

Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ khẳng định, trình độ bay và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao của các phi công trong Không đoàn 24 đã cho phép Su–30K cạnh tranh ngang cơ cùng với các máy bay Mỹ F-15C.

Những kết quả của cuộc cạnh tranh vị trí thống trị bầu trời đã làm nản lòng nhưng người hâm mộ kỹ thuật hàng không Mỹ. Mất ưu thế đến 90% trong các trận cận chiến trên không cơ động cao không gây lên sự bất ngờ lớn, do các tính năng khí động học của Su–30M hơn hẳn F-15.

Nhưng các phi công Ấn Độ đã gây sự ngạc nhiên lớn khi chiếm ưu thế trong các trận không chiến giả định tầm trung. Phi công Ấn Độ, sử dụng tất cả những tính năng kỹ thuật của radar N001, đã dành chiến thắng khi quyết định phóng các tên lửa tầm trung trong chế độ dẫn đường tấn công nhiều mục tiêu cùng một lúc.

Sau cuộc diễn tập này, người Mỹ đẩy mạnh chương trình chế tạo F-22 mà theo đánh giá của các chuyên gia hàng không, có thể có ưu thế trên không hơn hẳn các máy bay chiến đấu của Liên bang Nga. Cũng trong năm 2004, các máy bay Su–30K của Ấn Độ đã tiến hành hành loạt các cuộc không tập với máy bay F-16C/D của không quân Singapore trong khuôn khổ cuộc diễn tập Sindex-2004.

Phi công của cả hai bên tiến hành các cuộc không chiến giả định một đối một và “năm đối năm”. Cả hai bên đều không tuyên bố kết quả diễn tập do tính nhạy cảm của vấn đề. Singapore quan tâm đến năng lực thật sự của các máy bay Su–30 đang có mặt trên vùng nước biển Đông, còn Ấn Độ quan tâm đến khả năng kỹ chiến thuật của F-16 mà Pakistan đang sở hữu.

 Máy bay Su–30K Ấn Độ và Mirage – 2000 trong cuộc diến tập Garuda-II
Máy bay Su–30K Ấn Độ và Mirage – 2000 trong cuộc diến tập Garuda-II

Năm 2005, đối thủ của Su – 30K là các máy bay tiêm kích hỗn hợp của Pháp bao gồm có Mirage-2000C, Mirage-2000-5, Mirage-2000N trong khuôn khổ cuộc diễn tập Garuda-II. Không quân Ấn Độ và Pháp thực hành các bài tập không chiến tầm gần và tầm xa, thực hiện các nhiệm vụ phòng không và có sự yểm trợ của máy bay dẫn đường – cảnh báo sớm, chỉ huy trên không AWACS.

Trong 8 ngày cả hai bên đã thực hiện 162 lượt cất cánh, Mirage-2000 thực hiện 80 lần xuất kích, Su – 30K thực hiện 74 lần, máy bay E-3F AWACS xuất kích thực hiện nhiệm vụ 4 lần, KC-135 - 2 lần và IL-78 - 2 lần . Các máy bay tiêm kích của Ấn Độ đã thực hiện hơn 200 giờ bay.

Theo các nguồn tin từ Pháp, Su – 30K thực hiện nhiệm vụ đánh chặn tốt hơn Mirage-2000С và thua sút hơn so với máy bay Mirage-2000-5 mới hơn có sử dụng radar RDY. Trong các trận không chiến tầm gần, các máy bay của Ấn Độ giành thắng lợi thuyết phục.

Ấn Độ giới thiệu máy bay Su – 30MKI của mình trước cộng đồng quốc tế trong cuộc diễn tập Cope India-2005. Các máy bay thực hiện các cuộc không chiến mô phỏng một đối một và trong đội hình chiến đấu các phi đội, thực hiện đánh chặn các cụm máy bay tấn công chủ lực. Đối thủ giả định cho máy bay tiêm kích mới của Ấn Độ là F-16C/D không quân Mỹ.

Một chi tiết rất thú vị trong cuộc diễn tập này là biên chế của các phi đội hai bên. Không quân Ấn Độ chỉ sử dụng máy bay tiêm kích Su–30MKI, trong khi đó F-16 của Mỹ được sự yểm trợ thông tin từ phía các máy bay AWACS E-3.

Rõ ràng, yếu tố AWACS có ý nghĩa then chốt trong việc đảm bảo giành thắng lợi trong các trận không chiến, nhưng tỷ lệ thắng thua của cả hai bên tương đối tương đồng, các phi công Ấn Độ đã giành được sự cân bằng lực lượng nhờ vào ưu thế vượt trội của radars N011М Bars sử dụng ăng-ten mảng pha.

Trong cuộc diễn tập không quân Anh - Ấn Indra Dhanush-2006, có sự tham gia của máy bay tiêm kích Su–30MKI và máy bay tiêm kích đánh chặn Tornado F3. Cả hai bên đều thống nhất không công bố kết quả của các cuộc không chiến, nhưng theo nhận xét của phi công Hoàng gia Anh, được phía Ấn Độ cho phép bay thử trên Su–30MKI, máy bay tiêm kích của Nga hơn hẳn máy bay của Anh về các tính năng kỹ chiến thuật.

Năm 2007 trong khuôn khổ cuộc diễn tập Garuda-III, đối thủ của không quân Ấn Độ lại là các máy bay Mirage của Pháp. Lần này, những thông tin và bình luận về cuộc diễn tập rất ít, những các chuyên gia và phi công Pháp đều công nhận khả năng siêu cơ động của các máy bay Su - 30.

Tương tự như vậy, trong cuộc diễn tập Indra Dhanush-2007 với sự tham gia phía Ấn Độ là Su – 30MKI, phía không quân Anh là Eurofighter Typhoon đã diễn ra trên căn cứ không quân Anh RAF Waddington. Những đánh giá không chính thức của các thành viên tham gia cuộc diễn tập với máy bay Su–30MKI rất khích lệ.

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập đã thực hành khả năng cơ động di chuyển nhanh của cụm máy bay bao gồm 8 chiếc Su–30MKI, hai chiếc IL – 78 và 1 chiếc IL – 76 đến căn cứ không quân tầm xa.

 Su–30MKI Ấn độ và F-15C Mỹ bay biểu diễn trong Red Flag 2008
Su–30MKI Ấn độ và F-15C Mỹ bay biểu diễn trong Red Flag 2008

Máy bay tiêm kích đa nhiệm Su-30MKI nhận được sự vinh danh xứng đáng của mình trong cuộc diễn tập Red Flag-2008 trên lãnh thổ Mỹ. Các thành viên tham gia gồm có Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Hàn Quốc. Để chuẩn bị, không quân Ấn Độ đã xuất kích 120 lần, chi phí cho công tác chuẩn bị gần 25 triệu đô la.

Phi đoàn cất cánh rời khỏi Ấn Độ vào ngày 07/07/2008 và đến căn cứ không quân Mountain Home ở bang bang Idaho vào ngày 17/07, chuyến bay có những điểm dừng ngắn ở Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Bồ Đào Nha.

Bộ Tư lệnh không quân Ấn Độ vì lý do an ninh đã cấm các phi công không được sử dung radar Bars ở chế độ chiến đấu (chỉ cho phép một số phi công đang huấn luyện), bật thiết bị chống tác chiến điện tử ở chế độ phản xạ lưỡng cực, đồng thời sử dụng thiết bị truyển tải thông tin trực tiếp (chỉ thực hiện liên lạc bằng lời nói).

Trong khuôn khổ cuộc diễn tập Su–30MKI thực hiện các nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu mặt đất, yểm hộ các phi đội máy bay cường kích, tiến hành các trận không chiến với máy bay F-15C và F- 16В, thực hiện các đòn tấn công hỏa lực chế áp hệ thống phòng không giả định của đối phương.

Theo kết quả thực hiện các nhiệm vụ chiến đấu của Su–30MKI và các máy bay chiến đấu các loại khác của phương Tây, người Mỹ phải thừa nhận rằng, trong quá trình diễn ra cuộc diễn tập Red Flag-2008, máy bay Su–30MKI có ưu thế vượt trội hơn so với máy bay tiêm kích hạng nặng F-15 và máy bay tiêm kích hạng nhẹ rất phổ biến trên thế giới F- 16.

Thành tích nổi bật của các phi công Ấn Độ trên các máy bay Nga được công nhận trong cuộc diễn tập quốc tế Garuda-IV. Các máy bay Su -30 MKI đã thực hành chiến đấu cùng với các máy bay phương Tây Rafale và Mirage-2000.

Trong thời gian diễn tập các máy bay chiến đấu theo chương trình diễn tập đã xuất kích 430 lần, bổ xung diễn tập tăng cường 100 xuất kích. Máy bay tiêm kích thực hiện nhiệm vụ đánh chặn cụm máy bay tấn công của đối phương, tiến hành các trận không chiến tầm gần và tầm xa, hộ tống các máy bay vận tải hạng nặng. Su – 30 MKI đã thể hiện ưu thế vượt trội về khả năng cơ động và tấn công trước các máy bay tiêm kích của phương Tây.

Hàng loạt những trận không chiến giả định thành công của Su 30MKI với các máy bay Mỹ và phương Tây được điểm thêm bằng cuộc diễn tập vào tháng 4.2012 ở Malaisia. Cạnh tranh cùng với Su–30MKI là không đoàn số 11 của không quân Hoàng gia Anh và các F- 15C từ căn cứ không quân Mỹ ở Okinawa, một số máy bay được trang bị các radars hiện đại APG-63V3.

Các máy bay tiêm kích đã tiến hành các trận không chiến một đối một và đánh chặn các mục tiêu trên không. Thiếu tướng Matt Molloy, chỉ huy không đoàn số 18 của quân đội Mỹ nhận xét về Su–30MKI: “Chúng tôi bay chiến đấu cùng với Su – 30MKI trong không chiến một đối một với các điều kiện đối phương ở trong giới hạn tầm nhìn và ngoài giới hạn quan sát được.

Như đã thấy, các máy bay chiến đấu Su đã thể hiện rất tốt khả năng cơ động linh hoạt khi thực hiện các bài tập chiến đấu cơ bản. Ngay cả trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ ngoài trường nhìn, máy bay tiêm kích Su–30MKI vẫn làm chủ tình thế trên bầu trời”.

Cho đến ngày nay, các máy bay chiến đấu Su–30MKI đã thể hiện khả năng giành chiến thắng trong các trận không chiến với tất cả các máy bay chiến đấu phương Tây thế hệ “4”, “4+” và “4++”.

Những tính năng kỹ chiến thuật hiện đại của Su – 30MKI cho phép thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thiếu hụt thông tin từ các máy bay trinh sát, cảnh báo sớm và chỉ thị dẫn đường mục tiêu, giành thắng lợi trước những phi công được huấn luyện rất tốt của khối quân sự NATO cũng như các kinh nghiệm chiến đấu thực tế của lực lượng không quân Mỹ và phương Tây trong các cuộc xung đột khoảng 20 năm trở lại.

Cần nhận xét thêm rằng: Tham gia vào các cuộc diễn tập Red Flag chỉ có các nước thuộc khối NATO và các đồng minh thân cận của Mỹ, theo đánh giá của các chuyên gia, các cuộc diễn tập đó là các đợt tập huấn tác chiến đường không rất sát với thực tế các cuộc không chiến trên thế giới. Diện tích của thao trường trong căn cứ không quân Nellis thuộc bang Nevada có diện tích khoảng 21 000 km2.

Tùy theo tình hình thế giới được xây dựng, tổ chức các điều kiện tác chiến tương tự như ở vùng hay khu vực nào đó trên thế giới. Các thủ đoạn chiến thuật, cơ cấu tổ chức biên chế lực lượng đối kháng, vũ khí trang bị tương tự như của Nga và Trung Quốc.

Có đến 50 loại mô hình thể hiện vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh và hạ tầng cơ sở dân sự của “đối phương”, bao gồm có xe tăng, xe bọc thép, các trận địa tên lửa và pháo phòng không, các đài radars các chủng loại, đường sắt với các đoàn tầu hỏa, các cơ sở công nghiệp, các khu nhà dân sinh, cầu cống và ô tô các loại.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại