TQ hậm hực nhìn Nga mời Ấn Độ phát triển trực thăng

Trong khi TQ phải lên tiếng cầu cứu Nga về chương trình phát triển chiến đấu cơ của mình thì với Ấn Độ, Nga lại chủ động đề xuất quốc gia này cùng hợp tác sản xuất trực thăng.

Theo Đài Tiếng nói nước Nga, ngày 16/11 đích thân Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đã đề xuất với New Delhi về vấn đề này. Theo ông Rogozin, đã có một thỏa thuận như vậy đạt được sau chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh.

Đề xuất trên liên quan đến hợp đồng mua các mẫu máy bay trực thăng của Nga, tạo cơ sở sản xuất liên doanh trên lãnh thổ Ấn Độ. Phía Nga lưu ý rằng Ấn Độ không chỉ quan trọng mình là người mua, mà hy vọng tiến tới nội địa hóa sản xuất loại trực thăng này.

Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc

Sự ưu ái này của Nga dành cho Ấn Độ trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc, nước trước đó đã phải lên tiếng cầu cạnh Nga về chương trình phát triển chiến đấu cơ của mình. Theo đó, Trung Quốc đang đàm phán với Nga về khả năng cùng nhau phát triển động cơ động cơ mới cho máy bay chiến đấu tương lai của mình J-20.

Cuộc đàm phán được diễn ra trong chuyến thăm của phái đoàn Trung Quốc, đứng đầu là Phó chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, đại tướng Xu Qiliang tại Trung tâm nghiên cứu và sản xuất tua bin khí Salute.

Hiện nay, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu J-20. Máy bay J-20 đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng Giêng năm 2011. Đến nay đã có 4 nguyên mẫu J-20 được lắp ráp, động cơ trang bị trên chúng là AL-31F hoặc AL-41F do Nga sản xuất. Một trong 4 nguyên mẫu được trang bị động "made in China" WS-10A.

Các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay chưa có khả năng chế tạo động cơ có công suất lớn và tuổi thọ cao cho máy bay chiến đấu của mình. Các chỉ số này thấp hơn rất nhiều so với động cơ của Nga. Vì vậy, hầu hết các máy bay quân sự do Trung Quốc sản xuất đều được trang bị động cơ của Nga.

Công cuộc nghiên cứu, phát triển và sản xuất các thế hệ động cơ hàng không đang là “nút thắt cổ chai” không có khả năng tháo gỡ của ngành hàng không Trung Quốc trong toàn bộ quá trình phát triển nhanh chóng của mình.

Với việc hợp tác phát triển và sản xuất động cơ hàng không với Nga, nếu như các thoả thuận thành công, thì coi đây là bước đi khá khôn khéo của Bắc Kinh để trong tương lai không xa sẽ giảm bớt phụ thuộc vào Moscow về mặt hàng động cơ máy bay quân sự.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại