TOÀN CẢNH: Nga duyệt binh hoành tráng kỷ niệm Ngày Chiến thắng

Nhóm PV |

(Soha.vn) - Lễ duyệt binh hoành tráng kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít, với sự tham gia của 69 chiến đấu cơ và trực thăng, 149 phương tiện quân sự, hơn 11.000 binh sĩ...

Hôm nay (9/5), vào lúc 10h (giờ Moscow, tức 13h theo giờ Việt Nam), tại Quảng Trường Đỏ (thủ đô Moscow, Nga) đã diễn ra lễ duyệt binh kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít (1945-2014).

Tổng cộng 69 chiến đấu cơ và trực thăng, 149 phương tiện quân sự và trên 11.000 binh sĩ sẽ tham gia duyệt binh, trong đó con số 69 (máy bay) tượng trưng cho lễ kỷ niệm 69 năm Chiến thắng Phát xít.

149 phương tiện quân sự góp phần tạo nên số lượng kỷ lục các phương tiện tham gia diễu hành ở Nga kể từ năm 1991.

Một thay đổi lớn khác trong lễ kỷ niệm năm nay là sự góp mặt của nhiều lực lượng đặc biệt được trang bị súng máy và súng bắn tỉa. Lực lượng bộ binh sẽ diễu hành trên quãng đường 256m ở Quảng trường Đỏ với nhịp bước truyền thống là 110-120 bước mỗi phút.

Tham dự cuộc duyệt binh có Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. Cuộc diễu hành được điều khiển bởi Tổng tư lệnh bộ binh Oleg Salyukov. Tổng thống Nga Vladimir Putin kiêm Tổng tư lệnh tối cao của quân đội Nga theo dõi cuộc duyệt binh từ trên lễ đài

Ngày Chiến thắng đánh dấu sự đầu hàng của Đức Quốc xã trước Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới lần II ngày 9/5/1945. Theo truyền thống, các lễ duyệt binh tại Moscow luôn được tổ chức ở Quảng trường Đỏ, lấy lăng Lenin làm lễ đài và Điện Kremlin, biểu tượng quyền lực chính trị của nước Nga, làm hậu cảnh chính.

Sau phần diễu qua lễ đài của các khối đại diện cho những quân binh chủng thuộc quân đội Nga là đến lực lượng cơ giới:

1. Dẫn đầu đội hình cơ giới là các xe bọc thép chiến đấu Tiger-M

1. Dẫn đầu đội hình cơ giới là các xe bọc thép chiến đấu Tiger-M

Tiger-M là sản phẩm của Tập đoàn công nghiệp quốc phòng VPK và Viện nghiên cứu khoa học Etalon sản xuất được biết đến như một loại xe bọc thép chuyên dụng trong quân đội Nga. Tiger-M được thiết kế để vận chuyển binh lính, hàng hóa và có thể sử dụng với vai trò như một máy kéo.

Tiger-M đươc trang bị động cơ diesel Yamz 5347-10 mạnh mẽ với hiệu suất cao, hộp số cơ khí có khả năng tự động khóa vi sai và hệ thống phanh chống bó cứng ABS. Xe có cấu hình trục 4x4, được thiết kế với khung sườn vững chắc, bốn bánh xe chủ động với các giảm xóc treo thủy lực và các lò xo giảm giật với độ đàn hồi cực tốt. Tiger-M có thể tăng tốc độ lên 90 km/h khi đi trên đường đồi núi và 150 km/h trên đường nhựa.

Thông số kỹ thuật: dài 4,61 m; cao 2,2 m; rộng 2 m; trọng lượng 7,8 tấn; có thể vận chuyển được 1,2 tấn hàng hóa, 9 binh lính và sức kéo lên đến 2,5 tấn.

2. Tiếp theo là đoàn xe bọc thép BTR-80

2. Tiếp theo là đoàn xe bọc thép BTR-80

BTR-80 là một loại xe bọc thép chở quân bánh lốp 8x8 do Liên Xô chế tạo, được bắt đầu sản xuất vào năm 1986. BTR-80 được trang bị động cơ diesel mạnh mẽ và lớp giáp tốt, giúp tăng đáng kể khả năng việt dã và phòng vệ của xe so với các thế hệ xe bọc thép chở quân trước nó.

Xe bọc thép chở quân bánh hơi BTR-80 được thiết kế để hỗ trợ hỏa lực và vận chuyển lính chiến đấu được bảo vệ trong lớp giáp nhẹ tới trận địa. Xe có thể bố trí 10 chỗ ngồi cho kíp xe gồm trưởng xe, lái xe và pháo thủ cùng 7 lính chiến đấu thuộc phân đội bộ binh kèm xe.

Thông số kỹ thuật: Dài 7,7m; rộng 2,9m; cao 2,41m; trọng lượng 13,6 tấn; kíp xe 3 người + 7 lính bộ binh.

3. Xe bọc thép BTR-82A

3. Xe bọc thép BTR-82A

BTR-82А là biến thể hiện đại hoá sâu của BTR-80 và BTR-80А - các BTR phổ dụng, có trong trang bị hơn 30 nước trên thế giới, trong đó có Liên bang Nga. BTR-82А đã cho thấy chúng có tính năng chiến đấu và kỹ thuật cao hơn gấp 2 lần so với BTR-80/80A.

Sức mạnh hoả lực của BTR-82A được nâng cao nhờ lắp ráp module chiến đấu chuẩn hoá dẫn động điện theo 2 mặt phẳng ngang/đứng thay cho tháp nhỏ trước đây và thiết bị ổn định vũ khí kỹ thuật số 2 mặt phẳng được chuẩn hoá tối đa với thiết bị ổn định của xe chiến đấu bộ binh BMP-2 kết hợp với tổ hợp ngắm bắn-quan sát ngày/đêm mới.

Module chiến đấu của BTR-82А lắp pháo tự động 30 mm 2А72 và 1 súng máy đồng trục 7,62 mm PKTM. BTR-82A còn được trang bị máy ngắm hỗn hợp ngày đêm của trắc thủ TKN-4GА với thị trường được ổn định. Nhờ sử dụng thiết bị ổn định, các bộ dẫn động điện và máy ngắm mới, kíp xe BTR-82А có thể tác xạ có ngắm trong hành tiến và trong đêm; tăng hiệu quả bắn của BTR-82А lên 2,5 lần so với BTR-80/80А

Thông số kỹ thuật: Dài 7,65m; rộng 2,9m; cao 2,8m; trọng lượng 15,4 tấn; kíp xe 3 người + 7 lính bộ binh.

4. Xe bọc thép KAMAZ-63969 Typhoon K

4. Xe bọc thép KAMAZ-63969 Typhoon K

Xe bọc thép Kamaz-63969 Typhoon-K đang được phát triển trên cơ sở phân tích các tổn thất chiến đấu của binh sĩ, binh khí kỹ thuật trong các chiến dịch diễn ra trong thập kỷ qua, nghiên cứu kinh nghiệm chế tạo và sử dụng xe bọc thép dạng MRAP của nước ngoài, khả năng chiến đấu của chúng, cũng như các phương tiện phát hiện và tiêu diệt của đối phương.

Kamaz-63969 là xe bọc thép chở quân dẫn động toàn phần với công thức bánh 6x6. Vỏ giáp của xe chống được đạn 14,5 mm kiểu B-32, cũng như đạn xuyên-cháy. Ngay trên đỉnh nóc khoang lái là một ụ súng máy điều khiển từ xa, giúp xe vừa đảm nhận nhiệm vụ chở quân trên chiến trường, vừa có thể tham gia chi viện hỏa lực đổ bộ hoặc bảo vệ cho các binh sỹ trong xe.

Khả năng chống mìn của xe bảo đảm sự sống sót cho kíp xe khi bị mìn 8 kg TNT nổ dưới gầm. Hai bên thành xe sử dụng áo giáp phức hợp, bao gồm cả một lớp giáp lót, các lá thép và các tấm giáp gốm trên cơ sở đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công.

Thông số kỹ thuật: Trọng lượng 24 tấn; vận tốc tối đa 80 km/h, tầm hoạt động 630 km; Kíp xe Typhoon-K gồm 2 người, khoang chở quân phía sau mang được 10 binh sỹ.

5. Xe tăng chủ lực T-90A

5. Xe tăng chủ lực T-90A

Xe tăng T-90A là bản nâng cấp của T-90S. Thay đổi lớn nhất của T-90A so với các phiên bản T-90 khác là nó được trang bị giáp phản ứng nổ Relikt. T-90A sử dụng pháo nòng trơn 125mm 2A46M mạnh mẽ có thể bắn được tất cả các loại đạn tiên tiến nhất và phóng được tên lửa chống tăng AT-11 qua nòng. Vỏ giáp của T-90A cũng được nâng cấp với những hợp kim đặc biệt kết hợp cùng gốm, đây là một trong những tuyệt tác của các chuyên gia quân sự Nga. Cải tiến này giúp xe có thể chịu được các loại đạn pháo 120mm mà các xe tăng phương Tây hay sử dụng.

Ngoài pháo chính T-90A còn được trang bị 1 đại liên đồng trục 7,62mm và 1 súng máy phòng không 12.7mm. Xe còn được trang bị hệ thống gây nhiễu quang điện tử Shtora-1 có tác dụng phát ra những tín hiệu hồng ngoại từ 2 đèn cạnh tháp pháo để gây nhiễu tín hiệu dẫn đường của đối phương.

Thông số kỹ thuật: Dài 9,53m; rộng 3,78m; cao 2,2m; trọng lượng 46,5 tấn; kíp chiến đấu 3 người.

6. Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S

6. Tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành Khrizantema-S

9M123 Khrizantema ( hoa cúc ) là tổ hợp tên lửa chống tăng tự hành hiện đại nhất của Nga . Khrizantema được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại hay trong tương lai như M1A2 và Leopard 2 , và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu bay chậm và thấp như trực thăng . Tên lửa có tên định danh GRAU là 9M123 và ký hiệu NATO là AT-15 Springer.

Đạn tên lửa 9M123 bay với vận tốc 400 m/s và có tầm bắn từ 400 đến 6.000m. Khrizantema là loại tên lửa duy nhất trong số những tên lửa chống tăng dẫn đường của Nga có thể được dẫn đường bằng laser hoặc radar tùy thuộc vào từng phiên bản. Chế độ dẫn đường bằng radar sử dụng kiểu truyền lệnh điều khiển bằng vô tuyến và một radar loại sóng milimet để bám mục tiêu và đạn tên lửa, điều này cho phép tên lửa tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn tự động.

Khi dẫn đường sử dụng laser, các mục tiêu phải được liên tục chiếu tia, một cảm biến ở phía sau cho phép tên lửa bay theo tia laser chiếu vào mục tiêu, đây là hệ thống dẫn hướng SACLOS . Hệ thống dẫn hướng cho phép hai tên lửa có thể bắn vào hai mục tiêu khác nhau cùng một lúc với một tên lửa dẫn hướng bằng laser và tên lửa còn lại dẫn hướng bằng radar. Mỗi tên lửa mang một đầu đạn liều nổ kép HEAT có khả năng xuyên giáp RHA từ 1.100-1.250 mm sau ERA , ngoài ra tên lửa cũng có thể dùng loại đầu nổ nhiệt áp nhằm tiêu diệt các mục tiêu như công sự và binh lực đối phương.

7. Pháo tự hành MSTA-S

7. Pháo tự hành MSTA-S

MSTA-S (NATO: M-1990) là hệ thống lựu pháo tự hành bọc thép gắn trên xe bánh xích bắn đạn 152 mm do Liên Xô và sau này là Nga phát triển và chế tạo.

MSTA-S do Viện thiết kế UZTM dựa trên khung gầm của xe tăng T-80 và động cơ diesel V-84MS 840 mã lực của xe tăng T-72 . Pháo chính là loại 2A64 cỡ nòng 152 mm có góc ngẩng  từ -4° đến +68° bắn được tất cả các loại đạn 152 mm tiêu chuẩn gồm cả đạn pháo có điều khiển bằng laser Krasnopol, cơ số đạn 50 viên với hệ thống nạp đạn tự động.

Tháp pháo được bổ sung thêm súng máy phòng không 12,7 mm NSVT với cơ số 300 viên và được trang bị hệ thống phòng vệ NBC. Hệ thống ngắm bắn đồng bộ của pháo gồm các thiết bị hiển thị biểu tượng số hóa, bộ kính ngắm đồng bộ dự phòng 1P22, bộ kính ngắm 1P23 dùng cho trực xạ, và bộ thiết bị thu tín hiệu định vị, dẫn đường vệ tinh.

Thông số kỹ thuật: Dài 7,15m; rộng 3,38m; cao 2,99m; trọng lượng 42 tấn; kíp chiến đấu 5 người.

8. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

8. Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M

9K720 Iskander còn gọi Alexandre là tổ hợp tên lửa đường đạn chiến dịch chiến thuật do Nga chế tạo. Đây là loại đạn tự hành tàng hình áp dụng kỹ thuật plasma khi tạo ra một lớp mây trung tính về điện bao quanh đạn khiến cho các sóng radar bị mất khả năng phản hồi. Iskander còn được trang bị một hệ thống điều khiển thông minh cho phép đạn bay lượn linh hoạt. Iskander có tầm hoạt động tối đa là 400 km, độ chính xác cao, có thể mang đầu đạn hạn nhân hoặc đầu đạn thường.

Thông số kỹ thuật: Tầm bắn: Tối đa: 280km, tối thiểu: 50km. Sai số: Tự dẫn quán tính: 30-70m, kèm với đầu dò quang học: 5-7m. Trọng lượng đạn tên lửa chờ phóng: 3.800 kg. Trọng lượng đầu đạn :480 kg. Số tên lửa trên mỗi xe phóng: 1-2 quả. Khung gầm: xe việt dã bánh hơi. Thời gian triển khai: Từ vị trí bắn: 4 phút, từ sau chặng hành quân: 16 phút. Dải nhiệt độ hoạt động: ±500C.

Các phương tiện cơ giới của lục quân Nga diễu qua Quảng trường Đỏ

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

9. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U

9. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M2U

Tor-M2U là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Tor-M1 với radar dẫn bắn mới và trang bị tên lửa hiện đại 9M338. Tên lửa 9M338 có kích cỡ nhỏ hơn so với phiên bản 9M331 cho phép hệ thống phòng không Tor-M2 mới có khả năng mang tới 16 tên lửa, nhiều gấp đôi so với Tor-M1.

Nguyên bản của hệ thống được Liên Xô phát triển với tên định danh GRAU là 9K330, hệ thống thường được biết đến ở phương Tây với tên SA-15 "Gauntlet". Một biến thể trang bị cho tàu hải quân đã được phát triển với tên gọi 3K95 "Kinzhal", phương Tây gọi là SA-N-9 "Gauntlet". Tor là hệ thống phòng không đầu tiên trên thế giới thiết kế để có thể tiêu diệt vũ khí điều khiển chính xác như AGM-86 ALCM .

Tên lửa 9M338 của Tor-M2U có khả năng tiêu diệt mục tiêu bay ở độ cao từ 10m đến 10 km, cự ly từ 1 km đến 15 km.

10. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2

10. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung Buk-M2

Hệ thống tên lửa phòng không đa kênh tầm trung Buk-M2 là biến thể mới nhất trong “gia đình” họ tên lửa Buk (cây sồi). Hệ tên lửa tự hành này có khả năng tiêu diệt rất nhiều loại mục tiêu bay như máy bay cánh cố định, trực thăng, tên lửa hành trình, đạn pháo phản lực, các loại bom...và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước có phản xạ sóng radar.

Buk được Liên Xô chế tạo vào đầu những năm 1970 như là một sự phát triển kế thừa của tên lửa 2K12 Kub (NATO định danh là SA-6 Gainful) hay còn được mệnh danh là “3ngón tay thần chết” từ sau những chiến tích lừng lẫy tại Trung Đông.

Thành phần chiến đấu của Buk-M2 gồm: 1 xe chỉ huy 9S510E; 1 xe radar trinh sát và chỉ thị mục tiêu 9S18M1-3E; 1 xe radar chiếu xạ mục tiêu và điều khiển tên lửa 9S36E; 6 xe phóng tự hành 9A317E; 6 xe phóng chấp hành kiêm tiếp đạn 9A316E và 48 đạn tên lửa 9M317.

Tên lửa 9M317 của hệ thống có chiều dài 5,55m; đường kính 0,4m, trọng lượng 715 kg mang theo đầu đạn nặng 70 kg; tầm bắn tối đa 30 km.

11. Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir S1

11. Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir S1

Tổ hợp tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1 (NATO: SA-22 Greyhound) được thiết kế có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tầm ngắn và tầm trung. Đây là một sản phẩm của KBP ở Tula , Nga . Tổ hợp này có thể được đặt trên khung gầm xe bánh xích hoặc bánh lốp, hoặc đặt trên các bệ, trụ cố định. Kíp chiến đấu từ 2-3 người.

Tổ hợp Pantsir S1 gồm 2 pháo phòng không tự động 2A38M cỡ 30mm và tên lửa đất đối không 57E6, cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.

Pantsir S1 được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300 / S-400 . Các mục tiêu trên không mà tổ hợp này có thể tiêu diệt là các loại máy bay , trực thăng , máy bay không người lái , tên lửa hành trình và vũ khí dẫn đường chính xác không đối đất có diện tích phản xạ radar nhỏ nhất là 2 cm2 tới 3 cm2, và tốc độ lớn nhất lên tới 1300 m/s, tên lửa 57E6 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tối đa 20 km và trần bay 15 km ngay cả khi hệ thống đang di chuyển.

12. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400

12. Tổ hợp tên lửa phòng không tầm cao S-400

S-400 Triumf ( NATO : SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không di động chiến lược tầm cao do phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz thiết kế. Đây là 1 phiên bản tên lửa thuộc họ tên lửa tầm cao S-300 .

Trong quá trình phát triển, Triumf được gọi bằng tên định danh là S-300PMU3 và vì vậy có ý kiến cho rằng cái tên S-400 mang hàm ý quảng bá nhiều hơn. Sự khác biệt giữa S-400 với các phiên bản S-300 trước chủ yếu là những cải tiến sâu hơn về các thiết bị điện tử cùng với việc triển khai thêm 4 loại tên lửa mới cho hệ thống, giúp tùy chỉnh các tên lửa mang theo nhằm tăng khả năng tác chiến chống lại các loại mục tiêu nhất định. Phạm vi hoạt động của các loại tên lửa S-400 là 40-120 km với tên lửa 9M96, 250 km với tên lửa 48N6 và tới 400 km với tên lửa 40N6.

S-400 có nhiều khả năng hơn S-300. Nó có thể phát hiện mục tiêu cách xa 400 km và cao 40-50 km. Gọi là hệ thống tên lửa tầm cao nhưng thực sự S-400 là một tổ hợp tên lửa đa tầm, nó có thể hạ mục tiêu như máy bay ở độ cao 27 km và các mục tiêu bay thấp cách mặt đất chỉ 10 m - đây là điều mà không 1 hệ thống tên lửa phòng không nào của bất cứ quốc gia nào có thể thực hiện được.

13. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M

13. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M

Topol-M Là sản phẩm của Viện Nhiệt học Moscow phát triển từ đầu những năm 1990 và do xưởng chế tạo máy Votkinsk lắp ráp. Ngay từ khi ra mắt, RT-2UTTKh Topol-M (NATO: SS-27 Sickle B) được coi là hướng phát triển ICBM mới của Nga với việc áp dụng công nghệ động cơ đẩy tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa được đặt trên xe dã chiến MZKT-79221 có thể tự cơ động tới vị trí bất kỳ để phóng tên lửa mà đối phương khó có thể phát hiện được

Tên lửa dài 22,7m, đường kính 1,9m và tổng trọng lượng 47,2 tấn (trong đó khối lượng đầu đạn 1,2 tấn). Thiết kế tiêu chuẩn của Topol-M là mang theo đầu đạn hạt nhân đơn khối có sức nổ tương đương 800 kT được trang bị công nghệ tự dẫn độc lập MIRV hoặc cũng có thể hoán cải để mang 4-6 đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ để giảm khả năng bị đánh chặn.

Tầm bắn tối đa của Topol-M đạt 10.500km và sai số vòng tròn đồng tâm tới mục tiêu (CEP) khoảng 200m. Topol-M có khả tăng tăng tốc nhanh hơn hẳn dòng ICBM nhiên liệu lỏng trước đó của Nga. Gia tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa đạt 7.320m/s.

Những hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo chiến lược tối tân

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

14. Dẫn đầu khối không quân là trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26

14. Dẫn đầu khối không quân là trực thăng vận tải hạng nặng Mi-26

Mil Mi-26 (NATO: "Halo") là một máy bay trực thăng vận tải hạng nặng của Nga / Xô viết hoạt động trong cả lĩnh vực quân sự và dân sự. Đây là chiếc máy bay trực thăng nặng nhất và mạnh nhất từng được sử dụng.

Mi-26 là chiếc trực thăng đầu tiên sử dụng cánh quạt tám lá. Nó có thể tiếp tục hoạt động với một động cơ khi động cơ kia hỏng (tuỳ thuộc vào trọng lượng bay). Tuy chỉ nặng hơn chiếc Mil Mi-6 chút ít nhưng Mi-26 có thể mang theo tải trọng tới 20 tấn.

Thông số kỹ thuật: dài 40,025m; đường kính rotor 32m; cao 8,145m; trọng lượng cất cánh tối đa 56 tấn; tốc độ tối đa 295 km/h; tầm bay 1.920 km; trần bay 4.600m; tải trọng tối đa 20 tấn; phi hành đoàn 5 người.

15. Tiếp sau là trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-17

15. Tiếp sau là trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-17

Mil Mi-17 Hip là biến thể nâng cấp của trực thăng vận tải đa năng Mil Mi-8. Ban đầu biến thể này được gọi là Mi-8TMB. Trực thăng được phát triển bởi công ty Mil Moscow nay là một phần của tập đoàn hàng không vũ trụ OPK Oboronprom. Trực thăng được trang bị động cơ mới có công suất lớn hơn, khung máy bay được thiết kế cứng hơn để đáp ứng yêu cầu tăng tải trọng hàng hóa

Điểm khác biệt của Mi-17 so với Mi-8 là nó được bổ sung thêm 2 lưới lọc không khí trước cửa hút không khí của động cơ. Rotor đuôi được bố trí ở bên trái thay vì bên phải như Mi-8 để tăng khả năng ổn định của trực thăng do động cơ mới có công suất lớn hơn. Ngoài khả năng cõng hàng hóa khủng, Mi-17 còn được trang bị số lượng vũ khí không thua kém một trực thăng tấn công hạng nặng. 6 giá treo hai bên hông có thể mang theo tới 1.500 kg rocket, tên lửa chống tăng và bom các loại.

Thông số kỹ thuật: dài 18,465m; đường kính rotor 21,25m; cao 4,76m; trọng lượng cất cánh tối đa 13 tấn; tốc độ tối đa 250 km/h; tầm bay 465 km; trần bay 6.000m; tải trọng tối đa 5 tấn; phi hành đoàn 3 người.

16. Trực thăng chiến đấu Ka-50

16. Trực thăng chiến đấu Ka-50

Kamov Ka-50 "Cá mập đen" (NATO: Hokum A) là loại trực thăng tấn công một chỗ ngồi của Nga , đặc trưng bởi việc sử dụng hệ thống cánh quạt nâng đồng trục của phòng thiết kế Kamov . Một phiên bản hai chỗ ngồi khác là Kamov Ka-52 "Cá sấu" (NATO: Hokum B).

Ka-50/52 được thiết kế sử dụng hệ thống rotor đồng trục với 2 cánh quạt chính 3 lưỡi quay ngược chiều nhau. Giải pháp thiết kế này giúp triệt tiêu mô men xoắn khi trực thăng hoạt động, loại bỏ sự cần thiết phải sử dụng rotor đuôi như các trực thăng khác.

Ka-50/52 có 2 cánh phụ 2 bên hông nhưng mỗi cánh được trang bị 3 điểm treo vũ khí có thể mang theo tải trọng vũ khí lên đến 2.000 kg. Trực thăng có thể mang theo 2 giá treo tên lửa APU-6 với 6 tên lửa/giá, tổng cộng 12 tên lửa chống tăng 9K121 Vikhr, 80 rocket không điều khiển 80mm hoặc 20 rocket không điều khiển 122mm. Ka-50/52 cũng có thể mang theo 4 bom không điều khiển 250kg hoặc 2 bom 500kg, hoặc có thể mang theo tên lửa không đối không R-73. Ngoài ra Ka-50/52 còn được trang bị 1 pháo tự động 2A42 30mm bố trí ở bên hông phải của trực thăng.

Thông số kỹ thuật: dài 13,5m; sải cánh 2x14,5m; cao 5,4; trọng lượng cất cánh tối đa 10,4 tấn; tốc độ tối đa 350 km/h; tầm bay 1.160 km; trần bay 5.500m; tải trọng vũ khí tối đa 2 tấn; phi hành đoàn 1-2 người.

17. Trực thăng chiến đấu Mi-24

17. Trực thăng chiến đấu Mi-24

Mil Mi-24 là một máy bay trực thăng vũ trang hạng nặng đồng thời có một chút khả năng chở quân bắt đầu hoạt động trong Không quân Xô viết từ năm 1976 , sau này là tại các nước cộng hòa và hơn ba mươi quốc gia khác trên thế giới. Tên hiệu NATO của nó là Hind và các biến thế được định danh với một chữ cái thêm nữa. Các phiên bản xuất khẩu, Mi-25 và Mi-35, được biểu thị là Hind D và Hind E.

Thiết kế chủ chốt của máy bay được lấy từ loại Mil Mi-8 (NATO: "Hip"), hai động cơ turbin trục (turboshaft) đặt trên đỉnh cung cấp năng lượng cho cánh quạt 5 lá giữa thân và cánh quạt đuôi 3 lá. Các vị trí đặt động cơ khiến máy bay có kiểu bố trí hai cửa hút gió rất khác biệt. Buồng lái có 1 vòm kính buồng lái kiểu "phồng bọt đôi". Các đặc điểm khung sườn khác được lấy từ loại Mi-14 "Haze".

Các mấu cứng treo vũ khí được bố trí trên hai cánh ngắn giữa thân (cũng giúp tăng lực nâng ), mỗi cánh có ba mấu. Vũ khí trang bị tùy thuộc nhiệm vụ; chúng có thể đảm nhiệm hỗ trợ trên không, chống xe tăng, hay chiến đấu trên không. Thân máy bay được bọc thép tốt và các phiến cánh quạt titan có thể chống lực va chạm từ những viên đạn 12,7 mm. Buồng lái được tăng áp để bảo vệ đội bay trong trường hợp sử dụng Vũ khí Hạt nhân, Sinh học, Hóa học . Máy bay sử dụng bộ bánh đáp có thể thu vào. Với mục tiêu thiết kế vừa là máy bay chiến đấu vừa là máy bay chở quân, Hind không có đối thủ trực tiếp từ NATO.

Thông số kỹ thuật: dài 17,5m; đường kính rotor 17,3m; cao 6,5m; trọng lượng cất cánh tối đa 12 tấn; tốc độ tối đa 335 km/h; tầm bay 450 km; trần bay 4.500m; tải trọng vũ khí tối đa 1,5 tấn; phi hành đoàn 2 người.

18. Tiếp sau khối trực thăng là máy bay vận tải hạng nặng An-22

18. Tiếp sau khối trực thăng là máy bay vận tải hạng nặng An-22

Antonov An-22 (NATO: "Cock"), từng là chiếc máy bay vận tải lớn nhất thế giới, cho tới khi chiếc Lockheed C-5 Galaxy ra đời. An-22 sử dụng bốn động cơ turbin cánh quạt với cánh đúp quay ngược chiều , bản thiết kế này hiện vẫn là loại máy bay sử dụng động cơ turbin cánh quạt lớn nhất thế giới, nó được giới thiệu lần đầu tiên ở phương Tây tại Triển lãm hàng không Paris năm 1965.

An-22 về cơ bản là kiểu mở rộng của loại Antonov An-12 trước đó ngoại trừ việc nó được trang bị một cánh đuôi kép . Điều này khiến An-22 tận dụng tốt hơn khả năng động cơ, và giảm các hạn chế độ cao trong nhà chứa. Một điểm đáng chú ý khác là là những thiết bị chống vẫy cánh trên đỉnh mỗi đuôi.

Được thiết kế với chức năng không vận chiến lược , nó có khả năng cất cánh từ các đường băng đất ngắn, không cần chuẩn bị. Khả năng này có được nhờ bốn đôi cánh quạt đúp quay ngược chiều , tương tự như cánh quạt trên chiếc Tupolev Tu-114 . Các động cơ tạo ra lực đẩy rất mạnh, và đẩy ra một luồng khí chạy trên cánh những cánh tà rãnh đúp lớn. Càng hạ cánh to để hoạt động trên những đường băng chất lượng kém, và áp suất lốp có thể được điều chỉnh trong khi bay nhằm đạt hiệu quả tốt nhất khi hạ cánh.

Thông số kỹ thuật: dài 57,9m; sải cánh 64,4m; cao 12,53m; trọng lượng cất cánh tối đa 250 tấn; tốc độ tối đa 740 km/h; tầm bay 5.000 km; trần bay 8.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 80 tấn; phi hành đoàn 6 người.

19. Máy bay vận tải chiến lược An-124

19. Máy bay vận tải chiến lược An-124

Antonov An-124 Ruslan ( NATO : Condor) từng là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước khi chiếc Airbus A-380 và An-225 Mriya xuất hiện). Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây. An-124 cất cánh lần đầu năm 1982. Hơn 40 chiếc hiện đang hoạt động (26 phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8 năm 2006) tại Nga , Ukraina , UAE và Libya .

Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Mỹ nhưng hơi lớn hơn. An-124 từng được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa , thuyền buồm , thân máy bay , và nhiều loại hàng hoá quá cỡ khác. An-124 có thể hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng. An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hoá, nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái . Tuy nhiên, vì khả năng điều áp hạn chế nên nó hiếm khi chở lính dù .

Thông số kỹ thuật: dài 68,96m; sải cánh 73,3m; cao 20,78m; trọng lượng cất cánh tối đa 405 tấn; tốc độ tối đa 865 km/h; tầm bay 5.400 km; trần bay 12.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 150 tấn; phi hành đoàn 6 người.

20. Máy bay cảnh báo sớm A-50

20. Máy bay cảnh báo sớm A-50

Beriev A-50 ( NATO : Mainstay) là một máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) dựa trên chiếc máy bay vận tải Ilyushin Il-76 . Được phát triển để thay thế chiếc Tu-126 Moss (một biến thể của máy bay ném bom Tu-95), chiếc Mainstay cất cánh lần đầu năm 1980. Nó bước vào phục vụ năm 1984, với khoảng 40 chiếc được chế tạo cho tới năm 1992.

Kíp chiến đấu gồm 15 người trong khoang có nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ radar giám sát lớn với anten trên thân có đường kính 9m. A-50 trên lý thuyết có thể được tái nạp nhiên liệu từ máy bay Il-78 , dù những cuộc thử nghiệm đầu tiên cho thấy việc tiếp dầu trên không hầu như không thể diễn ra bởi anten trên thân sẽ gặp phải nhiễu loạn không khí từ chiếc máy bay tiếp dầu, gây ra tình trạng lắc.

Radar "Vega-M" của máy bay được thiết kế bởi MNIIP, Moscow, do NPO Vega-M chế tạo. "Vega-M" có khả năng truy dõi tới 50 mục tiêu đồng thời trong khoảng cách 230 km. Những mục tiêu lớn có thể bị truy dõi trong phạm vi 400 km.

Thông số kỹ thuật: dài 46,59m; sải cánh 50,5m; cao 14,76m; trọng lượng cất cánh tối đa 170 tấn; tốc độ tối đa 800 km/h; tầm bay 6.400 km; trần bay 12.000 m; phi hành đoàn 7 người.

21. Máy bay vận tải hạng nặng Il-76

21. Máy bay vận tải hạng nặng Il-76

Ilyushin Il-76 ( NATO : "Candid") là một máy bay vận tải hạng nặng bốn động cơ được sử dụng rộng rãi tại đông Âu , Châu Á và Châu Phi . Chiếc máy bay này được công ty Ilyushin thiết kế năm 1967 để đáp ứng yêu cầu về một loại máy bay vận tải có khả năng chuyên chở lên tới 40.000 kg với tầm hoạt động 5.000 km trong ít hơn sáu giờ, có khả năng hoạt động tại các sân bay dã chiến hay chưa được chuẩn bị và không gặp các trở ngại về thời tiết xấu như những vùng tại Siberia và vùng cực của Liên bang Xô viết . Sơ đồ bố trí căn bản của loại này tương tự với chiếc C-141 Starlifter của Mỹ do Lockheed chế tạo, nhưng loại cải tiến của nó có diện tích chở hàng và động cơ mạnh hơn nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động mới.

Thông số kỹ thuật: dài 46,59m; sải cánh 50,5m; cao 14,76m; trọng lượng cất cánh tối đa 195 tấn; tốc độ tối đa 900 km/h; tầm bay 4.300 km; trần bay 13.000 m; tải trọng hàng hóa tối đa 60 tấn (IL-76MD); phi hành đoàn 5 người.

22. Máy bay tiêm kích Su-27

22. Máy bay tiêm kích Su-27

Sukhoi Su-27 ( NATO : 'Flanker') là một máy bay tiêm kích phản lực Xô Viết độc đáo được thiết kế bởi Phòng thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Mỹ như: F-14 Tomcat , F-15 Eagle , F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet . Với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng, và cực kỳ cơ động nhanh nhẹn linh hoạt, Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, nhưng nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.

Thiết kế căn bản của Su-27 về mặt khí động học tương tự MiG-29 , nhưng lớn hơn. Đây là một loại máy bay rất lớn, và để giảm trọng lượng cấu trúc đến mức tối thiểu, nó sử dụng nhiều titanium (khoảng 30%, nhiều hơn bất kỳ một loại máy bay cùng thời). Cánh xuôi sau đi vào thân tại những diềm cánh trước và về cơ bản là kiểu cánh tam giác , dù các đầu cánh được đặt các giá treo tên lửa hay các thiết bị đối phó điện tử ( ECM). Tuy nhiên Su-27 không hoàn toàn là kiểu máy bay cánh tam giác vì nó vẫn giữ các cánh đuôi ngang truyền thống, với hai cánh đuôi đứng phía trên động cơ, kết hợp với những cánh thăng bằng ở bụng để tăng khả năng ổn định mỗi bên của máy bay.

Su-27 được trang bị vũ khí với một pháo đơn 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 trong mạn phải thân máy bay, và có tới 12 điểm treo tên lửa và các vũ khí khác. Tên lửa trang bị tiêu chuẩn của Su-27 cho không chiến là Vympel R-73 (AA-11 Archer), Vympel R-27 (AA-10 'Alamo'), sau này là các kiểu tên lửa được mở rộng tầm bay và hệ thống dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Những phiên bản Flanker hiện đại (như Su-30 , Su-35 , Su-37) có thể mang tên lửa Vympel R-77 (AA-12 Adder).

Thông số kỹ thuật: dài 21,9m; sải cánh 14,7m; cao 5,93m; trọng lượng cất cánh tối đa 33 tấn; tốc độ tối đa Mach 2,35; tầm bay 3.530 km; trần bay 18.500 m; tải trọng vũ khí tối đa 8.000 kg.

23. Tiêm kích đánh chặn tầm xa Mig-31

23. Tiêm kích đánh chặn tầm xa Mig-31

Mikoyan MiG-31 ( NATO : "Foxhound") là một máy bay tiêm kích đánh chặn siêu âm được phát triển để thay thế cho MiG-25 'Foxbat' . MiG-31 là máy bay đánh chặn chiến lược trên chiến trường của Liên Xô , trước khi Liên Xô tan rã. Giống như MiG-25 , MiG-31 Foxhound có 2 động cơ loại lớn, với cửa hút khí nằm ở dưới cánh, cánh được đặt trên lưng với tỷ lệ kích cỡ là 2.94, kèm theo 2 cánh đuôi thẳng đứng. Không giống MiG-25, MiG-31 có 2 chỗ ngồi, phía trước là phi công điều khiển bay, còn sau là phi công vận hành hệ thống vũ khí.

Cánh và khung máy bay của MiG-31 được gia cố khỏe hơn so với MiG-25 , máy bay được trang bị động cơ turbin phản lực Aviadvigatel D30-F6 cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 1.23 ở độ cao thấp. Tốc độ tới hạn trên độ cao lớn đạt Mach 2,83, nếu dùng nhiên liệu phụ trội thì tốc độ của vượt qua Mach 3,2 nhưng bay với tốc độ như vậy gây ra những mối đe dọa đến động cơ và khung máy bay.

MiG-31 là máy bay chiến đấu đầu tiên trên thế giới được trang bị radar quét mạng pha điện tử bị động , Zaslon S-800 . Tầm hoạt động tối đa của nó đối với các mục tiêu có kích thước máy bay chiến đấu xấp xỉ 200 km, có thể theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu và tấn công 4 mục tiêu trong số đó với tên lửa Vympel R-33 AA-9 'Amos'.

Vũ khí chính của MiG-31 là 4 tên lửa không đối không Vympel R-33 (NATO: AA-9 'Amos') và phiên bản tiên tiến hơn là Vympel R-37 (AA-X-13 'Arrow'). Những vũ khí khác bao gồm tên lửa Bisnovat R-40 (AA-6 'Acrid') và tên lửa tầm ngắn hồng ngoại Molniya R-60 (AA-8 'Aphid') hoặc Vympel R-73 (AA-11 'Archer') treo dưới cánh. Hiện nay toàn bộ phi đội MiG-31 được nâng cấp để mang tên lửa mới Vympel R-77 (AA-12 'Adder').

Thông số kỹ thuật: dài 22,69m; sải cánh 13,46m; cao 6,15m; trọng lượng cất cánh tối đa 46,2 tấn; tốc độ tối đa Mach 2,83; tầm bay 3.300 km; trần bay 20.600 m.

Su-24

24. Máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24

Sukhoi Su-24 ( NATO : Fencer) là loại máy bay tấn công ném bom 2 động cơ hiện đại của Liên Xô vào giữa những năm 1970-1980, có thể hoạt động trong mọi thời tiết, đây là chiếc máy bay Xô Viết đầu tiên được trang bị hệ thống tích hợp số dẫn đường/tấn công, giống như loại General Dynamics F-111 Aardvark của Mỹ.

Hình dạng khí động học của Su-24 tương tự như máy bay chiến đấu cùng thời MiG-23 'Flogger' . Cánh của Su-24 có một đoạn nhỏ gắn cố định trên thân, còn phần cánh còn lại có thể di chuyển đên 4 góc khác nhau: 16° để cất cánh và hạ cánh, 35° và 45° cho bay tuần tiễu tại những độ cao khác nhau, và 69° cho tỷ lệ tối thiểu giữa cánh và diện tích khi bay ở độ cao thấp. Cánh cụp cánh xòe cung cấp khả năng thực hiện thao tác STOL hoàn hảo. Lực nâng cánh cao cung cấp một sự vững chắc ổn định khi bay và hạn chế tối đa các rung động khi có gió mạnh, nhưng theo báo cáo thì Su-24 có phần nào hơi khó bay.

Vũ khí trang bị của Su-24 gồm một pháo bắn nhanh GSh-6-23 với 500 viên đạn. Máy bay có 8 điểm treo vũ khí (2 dưới phần khớp quay cánh, 2 dưới cánh ngoài và 4 dưới thân máy bay) có thể mang đến 8.000 kg vũ khí, bao gồm các vũ khí đánh đất, đánh biển  khác nhau. 2 hoặc 4 tên lửa dẫn đường hồng ngoại R-60 ( NATO AA-8 'Aphid') được mang để tự vệ trên không.

Thông số kỹ thuật: Dài 22,67m; sải cánh 17,63m (xòe) 10,36m (cụp); cao 6,19m; trọng lượng cất cánh tối đa 39,7 tấn; tốc độ tối đa Mach 2,18; tầm bay 2.500 km; trần bay 11.000m, tải trọng vũ khí tối đa 8.000 kg.

25. Máy bay cường kích Su-34

25. Máy bay cường kích Su-34

Sukhoi Su-34 ( NATO : Fullback) là loại máy bay chiến đấu-ném bom và tấn công tiên tiến của Nga. Máy bay có 2 chỗ ngồi, nó được dự định để thay thế loại máy bay Sukhoi Su-24 .

Chiếc máy bay có cấu trúc cánh, đuôi và động cơ giống với Su-27 / Su-30 , nhưng có cánh mũi như Su-30/ Su-33 / để tăng ổn định trong khi bay và giảm bớt các lực kéo có hại ở mũi. Su-34 có một cái mũi hoàn toàn mới ở phía trước thân máy bay với buồng lái dành cho 2 phi công đặt cạnh nhau. Su-34 sử dụng động cơ của Su-27, nhưng với những đầu vào không khí cố định, giới hạn tốc độ tối đa là khoảng Mach 1,8. Những chiếc sản xuất gần đây có động cơ thay đổi hướng phụt giống như Sukhoi Su-30 SM.

Su-34 có 12 giá treo, mang được tất cả những loại vũ khí chính xác cao mới nhất của Nga . Nó được giữ lại pháo 30 mm GSh-30-1 từ Su-27 / Su-30 . Hệ thống điện tử hiện nay dựa trên mẫu radar quét mảng pha điện tử bị động Leninets V004, và hệ thống laser/vô tuyến UOMZ để xác định và chỉ dẫn đường chính xác. Radar ở mũi được hỗ trợ bằng một radar sau nằm giữa 2 động cơ V005. Su-34 được trang bị thiết bị EMC toàn diện, cùng hệ thống fly-by-wire tiên tiến.

Thông số kỹ thuật: dài 22,0m; sải cánh 14,7m; cao 5,93m; trọng lượng cất cánh tối đa 45,1 tấn; tốc độ tối đa Mach 1,8; tầm bay 4.500 km; trần bay 14.000m; tải trọng vũ khí tối đa 12.000 kg.

26. Máy bay tiếp dầu Il-78

26. Máy bay tiếp dầu Il-78

Ilyushin Il-78 ( NATO : Midas) là một loại máy bay chở dầu tiếp nhiên liệu trên không 4 động cơ, được phát triển dựa trên loại Il-76 .

Il-78 được đánh giá là mẫu máy bay không thành công khi bị Ấn Độ đã âm thầm loại ra khỏi chương trình mua sắm 6 máy bay tiếp dầu trên không của nước này và quyết định mua Airbus A-330 MRTT vì qua quá trình đánh giá cho thấy IL-78 tiêu tốn kinh phí hơn rất nhiều so với A-330 còn tính năng kỹ thuật thua A-330 gần như mọi chỉ số. Tải trọng nhiên liệu của IL-78 chỉ có 85,7 tấn trong khi A-330 tới 110 tấn. Trần bay của IL-78 là 12 km trong khi A-330 là 12,7 km, tốc độ tối đa của IL-78 là 850 km, A-330 tối đa 880 km. Phạm vi hoạt động IL-78 là 7.300 km trong khi đối thủ có phạm vi hoạt động hơn gấp đôi, tới 14.800 km.

Tốc độ tiếp nhiên liệu của IL-78 cũng chỉ là 2.900 lít/phút còn A-330 lên tới 4.600 lít/phút. Chi phí hoạt động là nguyên nhân chính dẫn đến sự thất bại của IL-78 cũng như các vũ khí khác của Nga tại đất Ấn Độ vì các loại động cơ do Nga sản xuất thường ngốn quá nhiều nhiên liệu trong khi quy trình bảo trì của các loại vũ khí Nga khá rườm rà và tốn kém, việc cung cấp phụ tùng thay thế thường xuyên bị chậm và khan hiếm.

Thông số kỹ thuật: dài 46,59m; sải cánh 50,5m; cao 14,76m; trọng lượng cất cánh tối đa 210 tấn; tốc độ tối đa 850 km/h; tầm bay 7.300 km; trần bay 12.000 m; tải trọng nhiên liệu tối đa 85,7 tấn (IL-76MD); phi hành đoàn 6 người.

27. Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160

27. Máy bay ném bom chiến lược siêu âm Tu-160

Tupolev Tu-160 là loại máy bay ném bom hạng nặng siêu thanh với cánh có thể thay đổi hình dạng . Nó là bản thiết kế máy bay ném bom chiến lược cuối cùng của Liên Xô và là máy bay chiến đấu lớn nhất từng được chế tạo, NATO gọi loại máy bay này là Blackjack.

Đối cánh của Tu-160 có thể thay đổi hình dạng với góc nghiêng tùy chọn từ 20° tới 65°. Tu-160 có hệ thống kiểm soát fly-by-wire , sử dụng 4 động cơ phản lực cánh quạt đẩy đốt hai lần NK-32, loại động cơ mạnh nhất từng được lắp cho máy bay chiến đấu cho phép máy bay đạt tới tốc độ Mach 2+. Tu-160 được trang bị một hệ thống nạp nhiên liệu trên không cho phép tăng tầm hoạt động dù nó hiếm khi được sử dụng bởi số lượng nhiên liệu nạp lớn lên tới 130 tấn, khiến không cần tái nạp nhiên liệu nó cũng có thể hoạt động 15 giờ.

Tu-160 được trang bị một radar tấn công "Obzor-K" và một radar theo dõi mặt đất "Sopka" riêng biệt khiến nó có chế độ bay hoàn toàn tự động theo địa hình ở độ cao thấp. Tu-160 có một máy ngắm ném bom điện quang và các hệ thống phòng thủ điện tử (ECM) tích hợp chủ động và thụ động. Các loại vũ khí được chứa trong hai khoang vũ khí, mỗi khoang có thể chứa 20.000 kg  bom hay một máy phóng quay cho các tên lửa hạt nhân .

Thông số kỹ thuật: Dài 54,1m; sải cánh 55,7m(xòe) 35,6m (cụp); cao 13,1m; trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn; tốc độ tối đa Mach 2,05; tầm bay 12.300 km, trần bay 15.000m.

28. Máy bay ném bom chiến lược cánh quạt Tu-95

28. Máy bay ném bom chiến lược cánh quạt Tu-95

Tupolev Tu-95 ( NATO : Bear) là loại máy bay ném bom và mang tên lửa chiến lược thành công nhất và có thời gian phục vụ lâu nhất của Tupolev, Tu-95 vẫn còn đang hoạt động, và được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040.

Giống như đối thủ B-52 của Mỹ, Tu-95 vẫn tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga khi rất nhiều bản thiết kế khác đã xuất hiện và biến mất. Một phần lý do dẫn tới quãng thời gian hoạt động cao và sự hữu dụng này là máy bay thích hợp chuyển đổi sử dụng cho nhiều mục đích. Ban đầu Tu-95 chỉ được dự định thiết kế cho các loại vũ khí hạt nhân nhưng sau này nó đã được chuyển đổi để thực hiện rất nhiều vai trò khác, như triển khai tên lửa hành trình, tuần tra biển (Tu-142), AWACS (Tu-126) và thậm chí là cả máy bay chở khách dân sự ( Tu-114 ).

Tu-95 sử dụng bốn động cơ turbin cánh quạt Kuznetsov , mỗi chiếc có hai cánh quạt quay ngược chiều và hiện vẫn là chiếc máy bay cánh quạt có tốc độ cao nhất đang hoạt động. Để có tốc độ như vậy Tu-95 sử dụng cánh nghiêng phía sau góc 350- góc khá nhỏ theo tiêu chuẩn máy bay cánh quạt. Cho tới nay, đây vẫn là loại máy bay ném bom chiến lược sử dụng động cơ turbin cánh quạt duy nhất từng hoạt động. Một phiên bản dùng cho hải quân của loại máy bay này được định danh Tu-142.

Thông số kỹ thuật: Dài 49,5m; sải cánh 50,5m; cao 12,2m; trọng lượng cất cánh tối đa 187,7 tấn; tốc độ tối đa 925 km/h; tầm bay 15.000 km; trần bay 12.000m; tải trọng vũ khí tối đa 15.000 kg

29. Máy bay ném bom hải quân Tu-22M3

29. Máy bay ném bom hải quân Tu-22M3

Tupolev Tu-22M ( NATO : Backfire) là loại máy bay ném bom tấn công trên biển, siêu thanh , cánh cụp cánh xoè tầm xa được phát triển tại Liên bang Xô viết . Tu-22M3 (NATO: Backfire C) cất cánh lần đầu năm 1976 và đi vào hoạt động năm 1983 , có động cơ NK-25 mới với công suất lớn hơn, cửa hút gió hình nêm giống của MiG-25 , cánh với góc chéo tối đa lớn hơn và một radar Leninets PN-AD đặt trong mũi cùng hệ thống hoa tiêu/ tấn công NK-45. Máy bay được cải thiện khả năng bay tầm thấp và có chỗ sẵn cho việc lắp đặt bệ phóng quay cho loại tên lửa AS-16 'Kickback' , tương tự loại AGM-69 SRAM của Mỹ.

Trong chiến tranh lạnh, Tu-22M3 thường mang theo tên lửa chống tàu AS-4 'Kitchen' khi tuần tra. Tu-22M3 lần đầu được sử dụng trong chiến đấu tại Afghanistan từ năm 1987 - 1989 . Liên bang Nga đã sử dụng 'Backfire' trong chiến đấu chống các lực lượng Chechen năm 1995 , tiến hành không kích gần Grozny . Đã có 1 máy bay ném bom Tu-22М3 bị hệ thống phòng không Gruzia bắn rơi trong cuộc chiến tranh chớp nhoáng năm 2008.

Khi Liên bang Xô viết sụp đổ có khoảng 370 chiếc còn hoạt động trong Cộng đồng các quốc gia độc lập . Tình trạng phức tạp và những khó khăn kinh tế đã ảnh hưởng mạnh tới phi đội này. Việc chế tạo chấm dứt năm 1993 . Số lượng hiện tại còn 162 chiếc.

Thông số kỹ thuật: Dài 41,46m; sải cánh 34,28m (xòe) 23,3m (cụp); cao 11,05m; trọng lượng cất cánh tối đa 126 tấn; tốc độ tối đa Mach 1,88; tầm bay 7.000 km; trần bay 13.300m, tải trọng vũ khí tối đa 21.000 kg.

30. Máy bay tiêm kích Mig-29SMT bay kèm Su-30SM

30. Máy bay tiêm kích Mig-29SMT bay kèm Su-30SM

Mikoyan MiG-29 ( NATO : "Fulcrum") là loại máy bay tiêm kích phản lực thế hệ thứ 4 do Liên Xô (cũ) và Nga (hiện nay) thiết kế chế tạo, MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không. Được phát triển vào thập niên 1970 bởi Phòng thiết kế Mikoyan , nó bắt đầu đi vào hoạt động trong Không quân Xô viết vào năm 1983 , và tiếp tục được sử dụng bởi Không quân Nga cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. MiG-29 được thiết kế để đối đầu với những loại máy bay tiêm kích mới của Hoa Kỳ như F-16 Fighting Falcon , và F/A-18 Hornet .

MiG-29 có đường nét khí động học tương tự như Sukhoi Su-27 , nhưng nó có một số điểm khác nhau đáng chú ý. Nó được chế tạo với khối lượng lớn nhôm và một số vật liệu composite , có cánh xuôi sau đặt giữa thân với kết hợp gốc diềm cánh trước (LERXs) tạo góc 40°, 2 cánh đuôi ngang thăng bằng xuôi sau và 2 cánh phụ thẳng đứng ở đuôi, phía trên 2 động cơ. Những gờ mỏng tự động đặt trên gờ trước cánh; chúng có 4 đoạn ở những kiểu đầu và 5 đoạn ở những phiên bản sau này. Trên bộ phận lái ở đuôi, có những cánh tà và cánh chỉnh liệng.

MiG-29 có hệ thống điều khiển thủy lực và một máy lái tự động truyền dẫn 3 trục SAU-451, không giống với Su-27 nó không có hệ thống điều khiển fly-by-wire . Dù sao, nó rất nhanh nhẹn, thực hiện những pha quay ngoắt tức thời và duy trì ổn định hoàn hảo, góc tấn lớn, và sự chống chọi tuyệt vời đối với hiện tượng quay tròn. Khung máy bay có thể chịu được gia tốc lên tới 9-g (88 m/s²) khi thao diễn. Hệ thống điều khiển có giới hạn "mềm" ngăn cản phi công muốn vượt qua giới hạn gia tốc g và góc alpha (góc tấn), nhưng nó có thể bị vô hiệu hóa bằng thao tác của phi công.

Trang bị cho MiG-29 bao gồm một pháo 30 mm GSh-30-1 ở gốc cánh trái với 150 viên đạn. Máy bay có 6 giá treo trên cánh (8 ở phiên bản MiG-29M) mang theo tên lửa không đối không tầm trung R-27 (AA-10 "Alamo") , hoặc bom không điều khiển hoặc rocket. Một số máy bay Xô Viết có thể mang 1 quả bom hạt nhân tại giá treo đặc biệt nằm ở giữa thân. Những điểm treo phía ngoài thường mang tên lửa không chiến tầm gần R-73 (AA-11 "Archer") , mặc dù một số vẫn sử dụng loại tên lửa cũ R-60 (AA-8 "Aphid").

Thông số kỹ thuật: dài 17,37m; sải cánh 11,4m; cao 4,73m; trọng lượng cất cánh tối đa 21 tấn; tốc độ tối đa Mach 2,35; tầm bay 2.900 km; trần bay 18.000 m; tải trọng vũ khí tối đa 3.500 kg.

31. Máy bay cường kích tầm thấp Su-25 bay kết thúc buổi lễ

31. Máy bay cường kích tầm thấp Su-25 bay kết thúc buổi lễ

Sukhoi Su-25 ( NATO : 'Frogfoot') là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất do Liên Xô thiết kế. Nó vẫn còn ở trong trang bị của Nga và các thành viên khác trong cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) cũng như các nước được Nga xuất khẩu.

Su-25 được thiết kế bởi Sukhoi là kết quả của những nghiên cứu vào cuối những năm 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik được thiết kế cho vai trò cường kích. Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg vũ khí và có thể so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.

Thông số kỹ thuật: dài 15,53m; sải cánh 14,36m; cao 4,8m; trọng lượng cất cánh tối đa 17,6 tấn; tốc độ tối đa 975 km/h; tầm bay 1.950 km; trần bay 10.000m; tải trọng vũ khí tối đa 4.400 kg.

Màn trình diễn hoành tráng của Không quân Nga

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại