Theo cách này, Mỹ có thể đánh bại Su-35 chỉ với 1/3 tiền mua F-35

Hải Vy |

Mức giá của mẫu chiến đấu cơ này chưa bằng 1/3 tiêm kích F-35, thậm chí chi phí vận hành của nó cũng chưa bằng 1/10 phí vận hành của F-35.

David Archibald, tác giả cuốn "Twilight of Abundance: Why Life in the 21st Century Will Be Nasty, Brutish, and Short" có bài viết cho rằng:

Một điều khiến chương trình F-35 có thể duy trì tới tận bây giờ là tư tưởng “không có kế hoạch B”. Dù có tồi tệ tới mức nào thì F-35 vẫn sẽ được chế tạo, bởi Không quân Mỹ cần máy bay mới để thay thế các chiến đấu cơ đã già cỗi.

Đó có vẻ là phương án dự phòng vững chắc của Lockheed Martin trong kế hoạch quảng bá F-35.

Mặc dù vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhận thấy rõ sự chênh lệch “một trời một vực” giữa mức chi phí cắt cổ của F-35 so với khả năng hoạt động của nó và quyết định sẽ thu hẹp kế hoạch mua sắm.

Tuy nhiên, số lượng đặt mua giảm có thể khiến mức giá của mỗi đơn vị tăng cao chót vót.

Liệu có giải pháp nào cứu Mỹ thoát khỏi "cơn ác mộng" F-35 hay không?

Tái sản xuất F-22?

Biểu đồ dưới đây cho thấy chương trình mua sắm máy bay chiến đấu và máy bay ném bom của Không quân Mỹ từ năm 1975, cùng với kế hoạch tới năm 2030.

Phần lớn phi đoàn máy bay chiến đấu của Mỹ được xây dựng trong vòng 15 năm, từ năm 1977-1992. Sau đó một thời gian dài, tới thập kỷ trước, tiêm kích F-22 được đưa vào hoạt động.

Mặc dù là mẫu máy bay chiến đấu tuyệt vời nhưng F-22 có chi phí vận hành quá đắt đỏ. Ngoài ra, nó còn cần tới 42 giờ công để bảo trì cho 1 giờ bay. Một nửa thời gian trong số này dùng để tút tát lại lớp phủ hấp thụ sóng radar (RAM) trên máy bay.

Do chi phí vận hành lên tới 58.000 USD/giờ nên các phi công F-22 bị giới hạn trong khoảng 10-12 giờ bay mỗi tháng.

Trong khi đó, để vận hành hiệu quả hệ thống vũ khí, phi công cần có thời gian bay ít nhất là gấp 2 lần số giờ trên.

Vì vậy, tái sản xuất F-22 để bù đắp tình trạng thiếu hụt máy bay chiến đấu không phải giải pháp lý tưởng.

Mức chi phí “cắt cổ” của F-22 thậm chí có thể “xóa sổ” một nửa không đoàn máy bay chiến đấu của Mỹ trước khi Nga và Trung Quốc kịp có cơ hội tấn công.

Cũng do chi phí cao mà chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng Không quân Mỹ dù kế hoạch ban đầu là 750 chiếc. Và trong số 187 chiếc này, chỉ có 123 chiếc sẵn sàng chiến đấu. Con số này không đủ để bảo vệ quốc gia đông dân như Mỹ.

Nâng cấp F-15 và F-16?

Không quân Mỹ đang cân nhắc khả năng mua thêm các tiêm kích F-15 và F-16, song đây cũng chưa phải giải pháp hợp lý.

Dù có nâng cấp, các tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ cũng sẽ sớm trở nên lỗi thời.
Dù có nâng cấp, các tiêm kích F-15 và F-16 của Mỹ cũng sẽ sớm trở nên lỗi thời.

Tướng Mike Hostage, cựu chỉ huy Bộ Tư lệnh Tác chiến Không quân Mỹ cho rằng, dù có nâng cấp các phi đoàn máy bay chiến đấu F-15 và F-16 thì chúng cũng sẽ trở nên lỗi thời vào giữa thập kỷ tới.

Các đối thủ của Mỹ đang xây dựng những phi đoàn chiến đấu cơ hiện đại, chúng sẽ vượt trội các máy bay thế hệ cũ của Mỹ vào giữa thập kỷ tới dù Washington có làm gì đi nữa.

Khả năng tàng hình có thể trở nên "vô dụng"

Không quân Mỹ vẫn sùng bái xu hướng tàng hình trong hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi máy bay F-117 được đưa vào hoạt động trong năm 1983.

F-117 được xem là mẫu máy bay tuyệt vời tới mức được bí mật triển khai đến Hàn Quốc và hoạt động vào ban đêm…

Triển vọng của F-117 đã được thẩm định bằng khả năng tác chiến của nó trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991. Tuy nhiên, cũng vào cuối thập kỷ đó, mọi thứ đã thay đổi.

Trong chiến dịch Sức mạnh đồng minh nhằm vào Serbia năm 1999, một chiếc F-117 đã bị tổ hợp tên lửa không-đối-không (SAM) bắn hạ và một chiếc khác đã bị hư hại nặng cũng vì tổ hợp này.

Mặc dù tàng hình nhưng F-117 có tỷ lệ thiệt hại cao hơn F-16 trong cuộc xung đột. Nó chỉ có thể hoạt động khi có nhiều máy bay khác theo bảo vệ.


Máy bay tàng hình F-117

Máy bay tàng hình F-117

Hình dạng thiết kế mang lại 90% khả năng tàng hình cho một chiếc máy bay, 10% còn lại phụ thuộc vào lớp phủ hấp thụ sóng radar (RAM).

Nguyên lý hoạt động của F-22 dựa trên cơ sở chiến thuật bay mà không bật radar và đồng thời không phát ra bất cứ tín hiệu điện từ nào.

Trong khi đó, nó quét và chặn thu các tín hiệu điện từ phát ra từ máy bat đối phương, tính toán xác định vị trí của chúng để chọn thời điểm tấn công mục tiêu ưu tiên.

Thế giới đã thay đổi từ đó. Khả năng tàng hình, đã được chứng minh trên thực tế bởi F-22 và F-35, được tối ưu hóa để khắc chế các radar thuộc băng sóng X trong tần số từ 7.0 tới 11,2 gigahertz.

Các phương thức khác dùng để phát hiện máy bay tàng hình mà không dựa trên các dải sóng điện từ đã được cải tiến và phát triển vượt bậc trong vòng 20 năm qua.

Đứng đầu trong số đó chính là hệ thống tìm kiếm và bám bằng quang hồng ngoại (IRST) khiến F-35 có thể bị phát hiện thông qua nguồn nhiệt xả ra từ động cơ ở cự ly hơn 60 dặm.

Su-35, phiên bản mới nhất trong gia đình Su-27 Flanker được trang bị hệ thống IRST và radar băng sóng L trên cánh.


Máy bay chiến đấu Su-35

Máy bay chiến đấu Su-35

Các radar băng sóng L và có tần số thấp có thể phát hiện máy bay tàng hình từ cự ly 100 dặm trở ra. Vì vậy, Su-35 có thể phát hiện F-35 trước khi F-35 phát hiện ra nó.

Khả năng tàng hình dường như cũng có điểm giới hạn và trở nên vô dụng, trong khi chi phí cho duy trì lớp sơn phủ RAM chỉ tổ tốn một đống tiền mà chẳng đem lại hiệu quả gì đáng kể.

Ngay lúc này, Không quân Mỹ đang có xu hướng lặp lại thời kỳ đầu của Thế chiến II, khi các máy bay chiến đấu của họ bị những chiếc máy bay vượt trội hơn nhiều từ Phe Trục bắn hạ.

Theo nghiên cứu năm 2008 của Tổ chức tư vấn RAND, ưu thế chất lượng của những chiếc F-22 ít ỏi không thể giúp Mỹ tránh khỏi thất bại, bởi chúng sẽ bị áp đảo hoàn toàn về số lượng trước các phiên bản Flanker của Trung Quốc.

Đây mới là giải pháp lý tưởng

Có một giải pháp dành cho Mỹ, tuy nhiên, họ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài. Điều này từng xảy ra trước đây.

Trong những năm 1950, Không quân Mỹ từng trang bị các máy bay ném bom Electic Canberra của Anh nhưng được chế tạo tại Mỹ dưới tên gọi Martin B-57.

Đây là một thiết kế tuyệt vời. Việc một chiếc B-57 được hồi sinh sau 40 năm trong nghĩa địa máy bay ở Arizona và được sử dụng cho nhiệm vụ liên lạc chiến trường tại Afghanistan đã minh chứng cho điều này.

30 năm sau máy bay ném bom B-57, Thủy quân lục chiến Mỹ dành nhiều thiện cảm cho Harrier – một mẫu máy bay khác của Anh. Harrier đã được chế tạo tại Mỹ từ năm 1985.

Chiếc F-35 đầu tiên được hoàn thiện vào năm 2006. Đó đã là 10 năm trước và mặc dù F-35 còn mất nhiều năm nữa mới có thể đi vào sản xuất hàng loạt nhưng hiện tại, nó đã ngốn tới 2,6 tỷ USD “hiện đại hóa” để nâng cấp hệ thống chiến đấu.

Trong khi đó, mẫu máy bay chiến đấu có thể thay thế “cơn ác mộng” F-35 đã cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008.

Đó là tiêm kích Gripen E của hãng Saab (Thụy Điển), được nâng cấp từ phiên bản Gripen A năm 1988.


Tiêm kích đa nhiệm Gripen-E

Tiêm kích đa nhiệm Gripen-E

Gripen có thiết kế cánh tam giác, là hình dạng lý tưởng đối với mẫu máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không có 1 động cơ.

Mẫu máy bay cánh tam giác gần đây nhất của Không quân Mỹ là Convair F-106 Delta Dart và đã “nghỉ hưu” vào năm 1988.

Một dự án hứa hẹn khác đáng lẽ đã cho ra đời mẫu chiến đấu cơ có cánh tam giác là F-16XL, phiên bản mở rộng của F-16 với tầm hoạt động xa hơn và khả năng mang nhiều vũ khí hơn.

Tuy nhiên, F-16XL đã phải “hy sinh” để nhường chỗ cho chương trình máy bay chiến đấu khác, sau này trở thành F-22.

Thử nghiệm mô phỏng cho thấy tiêm kích Gripen E bắn hạ Su-35 với tỷ lệ gần giống như F-22. Ước tính, cứ 1,6 máy bay Su-35 bị bắn hạ mới có 1 chiếc Gripen thiệt hại.

Tỷ lệ này ở F-22 cao hơn một chút, cứ 2 máy bay Su-35 bị bắn hạ mới có 1 chiếc F-22 thiệt hại.

Đổi lại, Su-35 lại chiếm ưu thế trước F-35, cứ 2,4 máy bay F-35 bị bắn hạ mới có 1 chiếc Su-35 thiệt hại. Khi Su-35 đối đầu với F-18 Super Hornet, tỷ lệ này còn lên tới 8:1.

Tiêm kích Gripen-E trang bị động cơ GE F414 do Mỹ sản xuất, đây cũng là loại động cơ lắp trên tiêm kích F-18 Super Hornet.

Không quân Mỹ đang trang bị các máy bay chiến đấu Gripen E với đơn giá 43 triệu USD/chiếc, chưa đầy 1/3 mức giá của F-35.

Chi phí vận hành mỗi giờ của Gripen E cũng chưa bằng 1/10 chi phí vận hành của F-35.

Trên thực tế, đây là mẫu chiến đấu cơ duy nhất đáp ứng được tiêu chí lựa chọn của chương trình Công nghệ tấn công liên hợp tiên tiến (chương trình cho ra đời F-35): giá thành và chi phí vận hành không vượt quá 80% các mẫu máy bay thế hệ trước.

Đối tác của Saab tại Mỹ là Boeing, sắp tới dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-18 Super Hornet của Boeing tại St Louis sẽ đóng cửa.

Nếu 2 phía thảo luận khả năng đưa mẫu máy bay chiến đấu Gripen tới Mỹ thì đây sẽ là tin tức tốt lành đối với kế hoạch triển khai lực lượng của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.

Thế nhưng, chuyện chưa dừng lại ở đây. Đối thủ chính của các chiến đấu cơ Mỹ hiện nay là Su-35. Mẫu máy bay này có kích cỡ lớn gần tương đương với F-22, trọng lượng rỗng 18,4 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 34,5 tấn, bán kính chiến đấu 1.600km.

Sự ra đời của các máy bay cỡ lớn dựa trên cơ sở vật lý: các máy bay với kích cỡ lớn hơn có khả năng hoạt động lớn hơn.

Giả sử 2 chiếc máy bay cỡ lớn và cỡ nhỏ có cùng tỷ lệ lực nâng trên lực cản, cùng tốc độ hành trình và lượng tiêu thụ nhiên liệu, chiếc máy bay với kích cỡ lớn hơn sẽ có tầm bay lớn hơn khoảng 40%.

Ngoài ra, các nhiệm vụ tác chiến tầm xa cũng đòi hỏi khung máy bay lớn hơn với 2 động cơ.

Những loại máy bay cỡ lớn, 2 động cơ có một vai trò nhất định tại Tây Thái Bình Dương. Ngoài khả năng chiếm ưu thế trên không, chúng còn là phương tiện mang lý tưởng để thực hiện các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình chống tàu tầm xa.

Tuy nhiên, mẫu máy bay này không nên là F-22. Chương trình F-22 bắt đầu từ năm 1991 khi YF-22, nguyên mẫu đầu tiên do Lockheed Martin chế tạo đã chiến thắng trước mẫu YF-23 của Northrop, mặc dù YF-23 nhanh hơn và có khả năng tàng hình cao hơn.


Nguyên mẫu YF-23

Nguyên mẫu YF-23

Không quân Mỹ đã quyết định trao hợp đồng cho Lockheed Martin vì cho rằng Northrop không thể cùng lúc chế tạo máy bay ném bom B-2 và máy bay chiến đấu mới.

Giờ đây, hệ thống điện tử hàng không trên F-22 đã 25 năm tuổi. Sẽ có hiệu quả hơn về lâu dài nếu Mỹ quay trở lại với YF-23 và nâng cấp động cơ, cũng như hệ thống điện tử hàng không của nó.

Điều này sẽ cho ra đời một loại máy bay với khối lượng, giá thành và chi phí vận hành tương tự như F-15.

Hiện tại Northrop đã được trao chương trình phát triển tiêm kích-bom tầm xa với đơn hàng 80 máy bay (550 triệu USD/chiếc).

Máy bay ném bom của Northrop là một phiên bản YF-23 mở rộng, tốc độ dưới âm. Song, Mỹ cũng cần có một phiên bản máy bay chiến đấu được nâng cấp từ mẫu này.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà phân tích David Archibald.

Su-35 bị JAS-39 Gripen "dìm hàng"

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại