Thế giới đang đổ tiền cho vũ khí ra sao?

Trong vòng 10 năm nữa, Châu Á và Trung Đông sẽ bắt kịp đẳng cấp của các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới

Trong những năm vừa qua, một số ngành công nghiệp vẫn đạt được những thành công bất chấp khủng khoảng tài chính, kinh tế toàn cầu, không chỉ bảo toàn trước cuộc khủng khoảng mà còn đạt được một cấp độ phát triển mới. Một trong số đó là ngành kinh doanh và sản xuất vũ khí đang có sự gia tăng chưa từng có.

Trong giai đoạn 2008-2012, số lượng vũ khí được bán ra trên thế giới tăng 30%, với tổng số tiền lên đến 73,5 tỷ USD. Quốc gia buôn bán vũ khí hàng đầu thế giới vẫn là Mỹ, chiếm tới 30% thị phần trên thế giới, tiếp theo là Nga với 26%, Đức đứng thứ ba với 7%, kế đó là Pháp với 6%. Nước Anh mất vị trí thứ năm về tay Trung Quốc với 5% thị phần, nhờ có Pakistan đã tích cực mua vũ khí madein China. Thế nhưng Bắc Kinh cũng là người nhập khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Vị trí dẫn đầu trong các quốc gia nhập khẩu vũ khí là Ấn Độ với 12%, theo đó là Trung Quốc 6%, Pakistan và Hàn Quốc đều ở mức 5%.

Thời gian gần đây, người Mỹ đang mất dần vị trí dẫn đầu trên thị trường vũ khí thế giới. Lý do chính của tình trạng này là do việc cắt giảm ngân khố dành cho bộ máy chiến tranh của các nước Châu Âu giảm đi 10%, tiếp theo là thị phần kinh doanh vũ khí ở khu vực phía Đông gia tăng một cách nhanh chóng. Trong cuộc chạy đua vũ khí của các nước phía đông thì Trung Quốc là một trong những nhà “lãnh đạo”, và quốc gia nhập khẩu lớn nhất vẫn là Ấn Độ.

Pakistan là nước nhập khẩu vũ khí Trung Quốc nhiều nhất. Trong ảnh, chiến đấu cơ FC-20 (biến thể xuất khẩu của J-10B do Trung Quốc sản xuất) được Pakistan mua số lượng lớn.
Pakistan là nước nhập khẩu vũ khí Trung Quốc nhiều nhất. Trong ảnh, chiến đấu cơ FC-20 (biến thể xuất khẩu của J-10B do Trung Quốc sản xuất) được Pakistan mua số lượng lớn.

Các chuyên gia dự đoán, vào năm 2020, số lượng vũ khí mua bán trên thế giới tăng gấp đôi. Nhưng thị phần sẽ thay đổi, ngân sách dành cho quốc phòng đang theo chiều “hướng đông” và sự cạnh trang trên thị trường vũ khí chỉ là ngày một tăng lên.

Trước mắt, Mỹ vẫn là nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trên thị trường vũ khí. Nhưng việc bắt buộc giảm chi tiêu quân sự trong nước cũng như việc rút quân khỏi Afghanistan sẽ dẫn đến giảm đáng kể thị phần của Mỹ trên thị trường vũ khí toàn cầu. Theo các nhà phân tích, Mỹ có thể giảm đến 30%, trong khi đó, các nước Châu Á sẽ gia tăng và chiếm 31% thị phần thị trường vũ khí thế giới.

Cũng theo các chuyên gia, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm vị trí đầu bảng trong chi tiêu quốc phòng: Trong tám năm tiếp theo, khu vực này có thể tăng thêm 35%, đạt mức 501 tỷ USD. Trong khi đó, kinh phí mà Mỹ chi cho quốc phòng giảm xuống 28%, về mức 472 tỷ USD.

Nếu tình hình thành hiện thực thì các công ty sản xuất vũ khí phương tây sẽ gặp rất nhiều khó khăn, hoặc là phải tăng thị phần xuất khẩu hoặc tự cắt giảm. Khi đó, nếu các nhà sản xuất vũ khí phương Tây đánh mất vị thế của mình trước đối thủ phương Đông, họ sẽ gieo mầm cho sự sụp đổ liên tiếp của mình.

Ấn Độ đang nỗ lực hiện đại hóa quân sự, trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới
Ấn Độ đang nỗ lực hiện đại hóa quân sự, trở thành nước nhập khẩu vũ khí nhiều nhất thế giới

Việc gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm cho các quốc gia trong khu vực rất quan tâm, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản. Trung Quốc không giấu giếm tham vọng nhằm chiếm đoạt các lãnh thổ đang tranh chấp, bằng cách phô trương sức mạnh quân sự của mình. Một số quốc gia hùng mạnh trong khu vực Thái Bình Dương, như Ấn Độ và Hàn Quốc đang cố gắng để xây dựng tiềm năng quân sự của mình, đây là khách hàng và là “cứu tinh” của những nhà sản xuất vũ khí phương Tây, như BAE Systems, Lockheed Martin và Boeing.

Các nhà sản xuất vũ khí phương Tây bán máy bay chiến đấu và các trang thiết bị quân sự khác cho các đối tác phương Đông sẽ bù đắp được những mất mát liên quan đến sự sụt giảm trong các đơn đặt hàng của các nước phương Tây. Trong tình thế này, đã nẩy sinh một tình huống khác, các khách hàng luôn yêu cầu các nhà cung cấp vũ khí lớn trên thế giới phải đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của mình.

Trường hợp Ấn Độ là một ví dụ điển hình, trong đàm phán việc cung cấp 126 máy bay chiến đấu đa nhiệm của tập đoàn Dassaul Aviation cho không quân của mình, Ấn Độ đã đưa ra điều kiện là 50% công việc và các dịch vụ theo hợp đồng sẽ được thực hiện bởi các công ty của Ấn Độ.

Không chỉ riêng Ấn Độ, tất cả các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương đang dùng mọi biện pháp có thể để tiếp cận với công nghệ cao của thế giới, như có được giấy phép sản xuất, thu hút đầu tư bằng các điều kiện thuật lợi cho các nhà đầu tư, tham gia vào các hoạt động gián điệp công nghiệp.

Cuộc chạy đua vũ trang đang “xâm nhập” vào các nước khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch của Trung Quốc, đến năm 2021, ngân sách dành cho bộ máy chiến trang của quốc gia này sẽ tăng kỷ lục 64%, đạt con số 207 tỷ USD, trong khi đó, Ấn Độ và Indonesia cũng dự kiến tăng chi tiêu quốc phòng tương ứng là 54% và 113%.

Theo tính toán của các quốc gia này, thị phần cho việc mua sắm trên thị trường vũ khí chỉ một phần, phần còn lại để đầu tư cho việc xây dựng nền công nghiệp quốc phòng “nội địa”, trong đó có cả việc sản xuất các vũ khí hiện đại, bao gồm máy bay chiến đấu và tàu sân bay. Nếu những toan tính này thành công, sau một thời gian không xa, họ, những nước khu vực Thái Bình Dương có thể trở thành những đối thủ cạnh tranh sòng phẳng trên thị trường xuất khẩu vũ khí toàn cầu.

Su-35, thế hệ máy bay hiện đại của Nga. Việc Trung Quốc mua 24 chiếc máy bay này đang làm cho thị trường vũ khí phòng không và máy bay ở Đông Nam Á trở nên
Su-35, thế hệ máy bay hiện đại của Nga. Việc Trung Quốc mua 24 chiếc máy bay này đang làm cho thị trường vũ khí phòng không và máy bay ở Đông Nam Á trở nên "nhộn nhịp"

Theo Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), chi tiêu cho vũ khí đã đạt đến con số khổng lồ 1.750 tỷ USD và từ lâu đã vượt xa con số chi tiêu quân sự của các nước trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, người Mỹ đã giảm chi tiêu quân sự đến 40%. Thế nhưng ngay cả trong trường hợp này, Washington vẫn dẫn đầu trên thế giới về chi tiêu quân sự, vị trí thứ hai về vấn đến này là Bắc Kinh, tăng chi tiêu lên 7,8%  (11,5 tỷ USD), và Nga chiếm vị trí thứ ba. Trong năm vừa qua, Trung Quốc đã chi 166 tỷ USD cho thiết bị quân sự, trong khi đó Nga chỉ có 91 tỷ USD.

Tình hình nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên đã dẫn đến việc một số quốc gia láng giềng buộc phải xem xét nghiêm túc việc tăng cường mua sắm hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa mới nhằm bảo vệ chủ quyền trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Ngoài ra, những động thái của Trung Quốc, quốc gia có nề kinh tế hùng mạnh, đang nhanh chóng tăng tốc chi tiêu cho quân đội, buộc các nước Châu Á-Thái Bình Dương phải tăng ngân sách giành cho quốc phòng của họ.

Mặc dù có những thay đổi hữu hình của kịch bản thị trường vũ khí, thế nhưng trước mắt các nước Châu Á chưa thể đạt được sức mạnh tầm cỡ quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc chỉ nhằm vào các nước láng giềng và “thân cận” với Bắc Kinh, chất lượng của chúng cũng không được như mong đợi. Mặc dù Hàn Quốc cũng đã cung cấp cho Philippines và Indonesia một số vũ khí với chất lượng có phần tốt hơn. Thế nhưng theo các chuyên gia, đó chỉ là vấn đề trước mắt, còn “trong vòng 10 năm nữa, Châu Á và Trung Đông sẽ bắt kịp đẳng cấp của các nhà cung cấp vũ khí hàng đầu thế giới”, chuyên gia của HIS Jan, Guy Anderson khẳng định.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại