Máy bay tiêm kích phản lực Mikoyan-Gurevich MiG-21 lần đầu tiên xuất hiện trên không vào cuối những năm 1950 và sau đó Liên Xô đã sản xuất hơn 10.000 chiếc loại này.
MiG-21 là một loại máy bay tiêm kích rất lợi hại và nó đã từng đối đầu với chiến đấu cơ F-4 Phantom của Mỹ trên bầu trời Việt Nam vào năm 1963.
MiG-21 giành được nhiều lợi thế trong cuộc chiến tranh Việt Nam, khiến Hải quân Mỹ phải phát triển trường đào tạo bay Top Gun. Chính nhờ thắng lợi lẫy lừng của MIG-21 tại Việt Nam mà Triều Tiên đã quyết định sắm khá nhiều loại máy bay này.
So với buồng lái hiện đại của F-4...
...buồng lái của MiG-21 nhìn phức tạp hơn nhưng có vẻ vẫn khá thô sơ.
Một lượng lớn trong tổng số 10.000 chiếc MiG-21 được sản xuất do Kazakhstan sở hữu. Sau đó, nước này đã bán 40 chiếc MiG-21 có Triều Tiên vào cuối những năm 1990.
Việc mua MiG-21 không nhận được sự đồng tình của người dân Triều Tiên vì nó diễn ra vào thời điểm nước này đang trải qua một trong những nạn đói tồi tệ nhất.
Tại thời điểm Triều Tiên mua MiG-21, loài máy bay này không còn chiếm ưu thế khi đối đầu với các loại máy bay chiến đấu mới hơn.
Với công nghệ radar hiện đại và công nghệ làm nhiễu sóng radio vào năm 1998, MiG-21 không thể phát huy thế mạnh như trước.
Rất nhiều chiếc trong phi đội MiG-21 của Triều Tiên đã bị hư hỏng và thiếu bộ phận nhưng không được thay thế.
Theo ảnh vệ tinh, một số chiếc MiG-21 của Triều Tiên đã bị vứt bỏ ngoài trời.
Số giờ bay của phi công Triều Tiên cũng rất thấp, khoảng 12 chuyến bay/năm.
Một số nhà phân tích cho rằng số giờ bay của phi công Triều Tiên thấp là do phải sửa chữa sau mỗi lần cất cánh, một số khác cho là do vấn đề thiếu nhiên liệu.
Vì thế, các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên khó có thể thực hiện một cuộc không kích vào Hàn Quốc.