Quân đội Hàn Quốc sở hữu những vũ khí "khủng" nào của Nga?

Dù có truyền thống dùng vũ khí Mỹ, nhưng thật kỳ lạ khi Hàn Quốc cũng trang bị một số vũ khí tối tân do Nga sản xuất.

Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.
Kể từ khi thành lập, Quân đội Hàn Quốc luôn chỉ dùng vũ khí do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, trong thành phần trang bị từ những năm 1990 của nước này lại có sự xuất hiện của một vài loại vũ khí tối tân do Nga chế tạo. Thực tế, đây là số vũ khí mà Nga dùng để thanh toán thay cho số tiền nợ Hàn Quốc từ thời Liên Xô. Thay vì trả tiền, người Nga đề nghị chọn giải pháp trả bằng vũ khí và được chấp thuận.
Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.

Tổng cộng, giai đoạn 1996-1997, Nga đã “trả” 35 xe tăng chiến đấu chủ lực T-80U/UK (trị giá 2,2 triệu USD/chiếc), 70 xe chiến đấu bộ binh BMP-3 và 262 hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M cho Hàn Quốc. Đây đều là những vũ khí hiện đại hàng đầu thế giới có sức tấn công mạnh mẽ.

So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).

Hiện nay, những chiếc T-80U/UK hoạt động hạn chế trong lực lượng Tăng – Thiết giáp Lục quân Hàn Quốc.

Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.

So với các loại xe tăng chiến đấu do Hàn Quốc sản xuất như K1, K1A2 hay K2. T-80U có trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều (khoảng 46 tấn), nhưng trang bị hệ thống hỏa lực cực mạnh mà xe tăng Hàn Quốc khó có thể so. T-80U lắp một pháo nòng trơn 2A46-2 cỡ 125mm (cơ số đạn 45 viên) tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng (cơ số 4-6 quả).

Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.

Đặc biệt, xe tăng T-80U trang bị động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tới 70km/h trên đường bằng phẳng. Vì lẽ đó, T-80U được phong tặng danh hiệu “xe tăng bay”. Trong ảnh là xe tăng T-80U của Lục quân Hàn Quốc trong huấn luyện lội nước.

Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.

Hệ thống phòng vệ của T-80U cũng tương đối mạnh với giáp composite kết hợp giáp phản ứng nổ Kontakt-5.

So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.

Những chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị cho Lục quân Hàn Quốc cũng được xếp vào vị trí hiện đại hàng đầu thế giới.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.

So với xe chiến đấu bộ binh tiên tiến nhất Hàn Quốc K21, BMP-3 cũng nhỉnh hơn về hỏa lực. BMP-3 được trang bị pháo chính 2A70 100mm tích hợp khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, pháo 2A72 30mm đồng trục với pháo chính. Trong khi K21 dùng pháo tự động 40mm tuy có sức công phá mạnh nhưng so với uy lực pháo 100mm vẫn còn kém hơn.

Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.

Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trang bị lớp giáp dày chống đạn xuyên giáp cỡ 30mm ở cự ly 300m. Ngoài ra, xe có thể lắp thêm lớp giáp phản ứng nổ chống chịu vũ khí chống tăng hạng nặng.

Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).

Xe tăng T-80U và xe chiến đấu bộ binh BMP-3 trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Lục quân Hàn Quốc.

Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.

Loại vũ khí “khủng” thứ 3 mà người Nga “trả” cho Hàn Quốc là tổ hợp tên lửa chống tăng 9K115-2 Metis-M (trong ảnh). Đây là loại vũ khí chống tăng cực mạnh có khả năng xuyên phá hầu hết các loại xe tăng hiện đại trên thế giới. Đạn tên lửa 9M131 đạt tầm bắn 2.000m, lắp đầu đạn liều đúp (chuyên trị giáp phản ứng nổ ERA).

Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.
Trong ảnh là bệ phóng tổ hợp 9K115-2 Metis-M trên xe chiến đấu bộ binh K200/A1 của Lục quân Hàn Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại