Tên lửa Iskander (NATO gọi là SS-X-26) là loại tên lửa tiên tiến nhất của lục quân Nga. Đây là hệ thống tên lửa “một cặp” hai đạn 9M723K1 có 1 tầng, nhiên liệu rắn. Nó có chiều dài 7,2m, đường kính thân đoạn lớn nhất là 0,95m, trọng lượng bay 3,8 tấn, đầu đạn 380kg, phóng từ trên xe với khả năng tấn công tầm xa tới 480km và còn xa hơn nữa.
Iskander có tính năng tàng hình theo nguyên lý plasma. Đó là trạng thái thứ 4 của vật chất, nó triệt tiêu được sóng phản xạ của radar của đối phương vì thế rất khó phát hiện Iskander.
Mặt khác, Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, bay theo lập trình bất quy tắc, nhờ đó nó rất linh hoạt, nên hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể.
Trong khi cơ động ở giai đoạn cuối, gia tốc của Iskander cực lớn, độ quá tải có thể lên tới giá trị 20-30 G (vượt quá 20-30 lần sức hút của trái đất), trong khi những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ hiện chỉ có thể chịu mức độ quá tải 3-4 G.
Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow năm 2011, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, Thượng tướng Zariski tuyên bố: Nga đã chế tạo thành công tổ hợp tên lửa Iskander, có thể thực hiện được tất cả mọi hoạt động như thăm dò trinh sát và tiến công đối phương.
Mới đây, tháng 1.2013, hệ thống tên lửa Iskander đã lắp phần chiến đấu (đầu đạn) mới. Loại đầu đạn này là hệ thống điều khiển độc lập, quán tính kết hợp tự dẫn quang điện tử của hãng Soyuz NPO.
Trước đó, các nước có nền quân sự mạnh rất quan tâm đến động thái “có lắp hay chưa lắp” đầu đạn này của Nga. Bởi vì một khi lắp đầu đạn mới, sức công phá của Iskander là khôn lường.
Một số hình ảnh về tên lửa Iskander: