Sức mạnh của Tu-160 được thể hiện trong 2 khoang chứa vũ khí khổng lồ có thể mang các loại tên lửa hành trình chiến lược, tên lửa có hướng dẫn tầm ngắn, bom hạt nhân, bom thông thường, địa lôi và thủy lôi, với tổng trọng lượng tối đa 40 tấn.
Thông số kỹ thuật của TU-160: Đội bay 4 người; Chiều dài 54,1 m; Chiều cao 13,1 m; Sải cánh: 55,7 m; Diện tích bề mặt cánh 400 m²; Trọng lượng tối đa 275.000 kg.
Với kích thước khổng lồ, Tu-160 có thể mang lượng nhiên liệu tối đa 171.000 kg. Trần bay tác chiến: 15.000 m. Tầm bay tác chiến: 14.000 km. Tốc độ cất cánh: 270 km/h. Tốc độ hạ cánh: 270 km/h. Tốc độ bay tối đa: 2.220 km/h. Tốc độ tăng độ cao: 70 m/s. Trọng lượng vũ khí tối đa: 40 tấn
Máy bay ném bom hạng nặng này có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa vì nó thể tiếp nhận dầu trên không bằng loại máy bay chuyên dụng do Nga chế tạo IL-78 hay ZMS-2.
Tu-160 được coi là đối trọng của máy bay ném bom Rockwell B-1A của Mỹ.
Hãng Tupolev đã bắt đầu thiết kế mẫu máy bay này từ năm 1975 dưới sự lãnh đạo của V.I. Bliznuk.
Ngày 19/12/1981 Tu-160 tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên.
Năm 1985, Liên Xô quyết định cho sản xuất hàng loạt khoảng 100 chiếc Tu-160, nhưng rút cục chỉ có 30 chiếc ra đời trước khi dây chuyền sản xuất nhận lệnh đóng cửa vào năm 1992.
Theo nhiều chuyên gia về vũ khí, so với chiếc máy bay ném bom khét tiếng B-1A của Mỹ, Tu-160 của Nga có kích thức lớn hơn nhiều và có một số tính năng vượt trội.