Tàu Molniya đóng tại Việt Nam được trang bị tên lửa Uran mới?

Ly Vy |

(Soha.vn) - Những hình ảnh đã công bố cho thấy hiện tại đang có 2 dạng ống phóng tên lửa Uran khác nhau trên các tàu chiến mặt nước của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Vào ngày 27/06 vừa qua, Quân chủng Hải quân đã chính thức tiếp nhận 2 tàu tên lửa Molniya đóng trong nước mang số hiệu HQ-377HQ-378. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong tổng số 6 tàu Molniya đóng tại Tổng công ty Ba Son theo giấy phép của Nga.

Tàu tên lửa cao tốc Molniya của Việt Nam có chiều dài 56,1m; rộng 10,2m; lượng giãn nước 510 tấn. Tuy có kích thước nhỏ nhưng Molniya lại có hỏa lực khá mạnh với vũ khí uy lực nhất là 16 tên lửa hành trình chống hạm Uran-E bố trí trong các ống phóng của 4 cụm bệ phóng KT-184. Tuy nhiên, những bức ảnh mới đây chụp 2 tàu HQ-377, HQ-378 lúc bắn thử tên lửa cũng như khi tiếp nhận cho thấy có vẻ như Việt Nam đang có 2 mẫu tên lửa Uran khác nhau.

Tên lửa chống hạm Uran phóng đi từ tàu HQ-377.

Tên lửa chống hạm Uran phóng đi từ tàu HQ-377.

Cụ thể, chúng ta có thể nhận ra ở hình ảnh trên khi tàu HQ-377 phóng thử tên lửa Uran thì ống phóng là dạng có nắp mở, tức là phần nắp này sẽ tự động mở khi tên lửa chuẩn bị phóng và đóng lại khi tên lửa đã bay đi.

Các ống phóng tên lửa Uran với nắp bịt kiểu mới.

Các ống phóng tên lửa Uran với nắp bịt kiểu mới.

Nhưng sau khi quan sát những hình ảnh tại buổi lễ tiếp nhận 2 tàu HQ-377 và HQ-378, chúng ta thấy các ống phóng tên lửa Uran không sử dụng loại nắp đóng mở tự động mà lại là nắp bịt cố định. Dạng nắp bịt này làm bằng vật liệu dễ phá hủy, khi tên lửa phóng đi, động năng của tên lửa sẽ phá hủy phần nắp bịt này (nhưng không gây ảnh hưởng đến quả tên lửa).

Dạng ống phóng dùng nắp bịt như trên không phải là quá mới trên thế giới khi Mỹ đã áp dụng với tên lửa chống hạm Harpoon, Pháp với tên lửa chống hạm Exocet Block 2, 3. Trong Hải quân Nga thì dạng nắp bịt trên cũng không phải quá xa lạ khi đã triển khai với các ống phóng của hệ thống tên lửa phòng không S-300, S-400, nhưng đây là lần đầu tiên Nga áp dụng kiểu nắp bịt ống phóng này với tên lửa chống hạm.

Các ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt kiểu mới này không chỉ xuất hiện trên tàu HQ-377, HQ-378 mà còn xuất hiện ở 2 tàu Molniya trước là HQ-375 và HQ-376 cũng như tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp mở tự động trên tàu Đinh Tiên Hoàng.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp mở tự động trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt mới trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Ống phóng tên lửa Uran với dạng nắp bịt mới trên tàu hộ vệ tên lửa Gepard của Hải quân Nhân dân Việt Nam.

Việc xuất hiện 2 dạng ống phóng tên lửa Uran khác nhau trên các tàu mặt nước của Hải quân Nhân dân Việt Nam làm dấy lên câu hỏi rằng liệu đây chỉ đơn thuần là 2 thế hệ ống phóng tên lửa khác nhau hay đây là 2 biến thể tên lửa Uran khác nhau?

Cần biết rằng ngoài việc xuất khẩu các tên lửa Uran-E có tầm bắn 130 km cho Việt Nam, Tập đoàn tên lửa chiến thuật Nga vào năm 2009 cũng công bố kế hoạch cùng hợp tác sản xuất loại tên lửa chống hạm Uran-EV thế hệ mới. Điều này khiến chúng ta có cơ sở để cho rằng hiện tại Việt Nam đã có 2 biến thể tên lửa chống hạm Uran khác nhau được triển khai trên tàu chiến mặt nước.

Tàu Molniya đóng trong nước bắn nghiệm thu tên lửa

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại