Trong một bài viết đăng trên tờ The Diplomat (Nhà Ngoại giao) mới đây, một học giả có bút danh Lazarus đã đưa ra những nhận xét rằng các tin tức gần đây của tàu khu trục DDG-1000 như một cách nhằm đánh lạc hướng.
Zumwalt có kiểu dáng thiết kế phần thân “tumblehome” khiến nó trông giống phiên bản thứ hai sắp ra mắt của tàu bọc sắt chạy hơi nước USS Monitor. Nhưng tiếc rằng đây không phải là điều đáng khen. Thân tàu hẹp ở nơi cần rộng, mà lại rộng ở nơi lẽ ra cần phải hẹp.
USS Zumwalt (DDG-1000) - Tàu khu trục hiện đại nhất của Hải quân Mỹ
Một vài nhà quan sát hải quân đã lo lắng liệu kiểu dáng của con tàu có thể chịu được những đợt sóng mạnh mẽ hay không. Họ cũng nghi ngờ khả năng duy trì độ nổi và ổn định khi gặp phải rủi ro hay bị hỏng khi tham chiến.
Đây là điều đáng lo ngại đối với một con tàu do người điều khiển mà phụ thuộc vào kiểm soát tự động. Dù sao thì thời gian cũng sẽ trả lời cho chúng ta biết liệu các kiến trúc sư của hải quân có đi đúng hướng hay không.
Vũ khí phụ của Zumwalt cũng là một chủ đề đáng chú ý. Gần đây, hải quân thay thế pháo hạm 30 mm thành 57 mm, hy vọng sẽ khiến tàu có khả năng chiến đấu với các tàu nhỏ cũng như các tàu chiến hạng nhẹ.
Bệ súng nhỏ hơn chắc chắn cũng sẽ đáp ứng được các thông số hoạt động để chiến đấu ở cự ly gần. Và có thể con tàu cũng sẽ phải trải qua những thử thách từ những đợt thử nghiệm trên biển.
Những tranh luận như vậy làm rắc rối thêm các vấn đề cơ bản và quan trọng hơn so với vẻ ngoài hay việc lựa chọn súng phụ. Câu hỏi thực sự quan trọng đối với DDG-1000 là về mục đích.
Nhiệm vụ chủ yếu của hải quân là chinh phục biển cả, chiến thắng kẻ thù. Ngược lại, Zumwalt gần như chỉ là tấn công bờ biển, được thiết kế để bắn các mục tiêu xa đất liền.
Điều đó có nghĩa: hoặc nó sẽ phụ thuộc vào các tàu khác để duy trì phòng ngự ở vịnh, hoặc sẽ thực hiện nhiệm vụ dưới làn đạn của địch.
Điều khó khăn mà các thủy thủ phải đối mặt là phòng thủ trên bờ - máy bay tác chiến, đối hạm và tên lửa đối không - đều nằm ngoài phạm vi của hạm đội.
Trong khi đến cả các lực lượng hải quân nhỏ hơn cũng có thể khoe khoang về việc triển khai các tàu ngầm và tàu tuần tra khiến thế lực bên ngoài phải lo lắng.
Đây có thể cũng là một vố lừa khá ghê gớm đối với những người đóng thuế. Họ có lẽ đang hy vọng đồng tiền mà mình vất vả kiếm được sẽ được đầu tư đúng chỗ - cho những con tàu đáp ứng được mục đích chính của hải quân.
Trước mắt còn có những thử thách về tài thao lược. Câu hỏi được đặt ra là chỉ huy sẽ điều khiển DDG-1000 như thế nào? Zumwalt có thể trở thành một “đội trị giá lớn” tương tự tàu chuyên chở hay tàu đổ bộ, được các tàu tuần cảnh hộ tống đến các khu vực chiến đấu.
Khi DDG-1000 thực hiện nhiệm vụ oanh tạc các mục tiêu đất liền, các tàu hộ tống sẽ cố gắng để tránh bị tấn công còn các tàu chuyên chở thì ngược lại, hướng đến các nhóm mục tiêu nằm trong tầm bắn của tên lửa có cánh.
Nhưng chẳng có biện pháp nào trong số đó được đề xuất. Một đội hình đồng tâm tập trung vào đội trị giá lớn chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý không mong muốn. Và nếu chỉ trông chờ vào khả năng tàng hình - làm trượt sóng radar - là một cuộc làm ăn hết sức mạo hiểm.
Một khi Zumwalt bắt đầu nổ súng và phóng tên lửa, thì cuối cùng cũng sẽ có ai đó dò được nó bằng một thiết bị mà các thủy thủ gọi là “Mark I, Mod 0 Eyeball”. Và một khi bị nhìn thấy bằng mắt thường, khả năng tối thiểu của nó là tránh các tàu nổi, tàu ngầm, trên không hay tên lửa.
DDG-1000 mới ra đời đã lạc hậu?
Nói một cách ngắn gọn, DDG-1000 có vẻ giống một gã chiến binh được sản xuất cho những năm 1990 khi không một ai dám đối đầu với nước Mỹ bá chủ.
Tin tốt là chỉ có 3 tàu lớp sắp ra mắt nên hải quân có thể coi Zumwalt như một hạm đội thử nghiệm, xem xét các ưu và nhược điểm của kiểu thiết kế đó, thử các chiến thuật khác nhau và áp dụng cho các lớp tàu sau này.
Trong khi đó, Hải quân sẽ bắt buộc phải nâng cấp các vũ khí chính để chống lại các tàu nổi của đối phương, cùng với đẩy nhanh phát triển và triển khai các tên lửa hành trình đối hạm.
Đây là các thiếu sót mà chúng ta đã biết và cần phải sửa chữa. Nếu DDG-1000 là một tàu chiến nổi, cần trang bị thêm để nó có thể phát huy tốt hơn nữa thay vì chỉ bắn vào đất liền.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
The Diplomat bắt đầu ra mắt từ năm 2002 và cho đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà bình luận, nhà hoạch định chính sách và các học giả chuyên sâu về các vấn đề trong khu vực này.