SVD Dragunov: Sát thủ chiến trường ‘có mắt’ của Nga

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - Súng trường bắn tỉa Dragunov (tên tiếng Nga: Снайперскаявинтовка Драгунова) có tên đầy đủ là SVD Dragunov. Đây là loại súng trường bắn tỉa bán tự động, còn được phía NATO gọi là súng trường bắn tỉa chiến trường.

SVD Dragunov – sát thủ có mắt của người Nga.
SVD Dragunov – sát thủ có mắt của người Nga.

Dragunov sử dụng loại đạn 7.62mm x 54mm được phát triển bởi Liên bang Xô Viết. Súng bắn tỉa Dragunov được nghiên cứu và phát triển để trang bị cho các Lực lượng chiến đấu theo đội hình cấp chiến thuật trên chiến trường, với mục đích chính là hỗ trợ các đơn vị tấn công và tiêu diệt đối phương.

SVD Dragunov là loại súng bắn tỉa tầm xa được trang bị cho các xạ thủ nhờ khả năng linh hoạt và độ chính xác của mỗi phát đạn ra khỏi nòng của Dragunov. Nó có thể tiêu diệt mục tiêu một cách chính xác trong phạm vi dưới 1.000m. Trong các cuộc chiến hoặc xung đột lớn nhỏ, các quốc gia sở hữu Dragunov đã khiến cho đối phương khiếp sợ nhờ khả năng “bách phát bách trúng” mà thông thường được các xạ thủ bắn tỉa Nga gọi là “Один выстрел, один труп” (1 phát đạn, tiêu diệt 1 kẻ địch).

Cụ thể, trong Chiến tranh Việt Nam, Liên bang Xô Viết đã hỗ trợ hơn 400 khẩu Dragunov cho các Lực lượng giải phóng và Quân chủ lực của Việt Nam, những khẩu Dragunov này đã khiến cho các địch thủ phải hoảng hốt nhờ sự chính xác tuyệt vời của nó. Do đó, Dragunov đã được các chiến sĩ Hồng quân gọi với tên : “Dragunov – King of Sniper Rifle” (Dragunov - Vua của súng bắn tỉa). Thậm chí, Dragunov còn khiến cho các xạ thủ sử dụng M40 của Hoa Kỳ phải hoảng hốt vì nó có thể bắn xa đến 1.200m trong khi các khẩu M40 chỉ có thể tiêu diệt kẻ dịch ở xa nhất là 900m. Tuy nhiên, như đã nói với cự ly dưới 1.000m, Dragunov sẽ tiêu diệt nhanh gọn bất kỳ kẻ nào.

Yevgeny Fyodorovich Dragunov (1920-1991) – cha đẻ của SVD Dragunov.
Yevgeny Fyodorovich Dragunov (1920-1991) – cha đẻ của SVD Dragunov.

Dragunov là một trong những thiết kế trong Dự án “Снайперская винтовка 1960” (tạm dịch: dự án súng trường bắn tỉa năm 1960) của Bộ quốc phòng Nga. Cuối cùng đã có 3 mẫu thiết kế được chọn, nhưng sau khi xem xét khả năng, cùng các tính năng kỹ chiến thuật thì SVD Dragunov đã được chọn. Trong dự án này, có 3 nhân vật khá nổi tiếng của làng chế tạo vũ khí quân dụng của Liên bang Xô Viết. Trong đó là:

- Sergey Gavrilovich Simonov (1894 – 1988) được coi như cha đẻ của các mẫu súng trường tấn công của Liên Bang Soviet. Đặc biệt là PPSh, PPS-43, và là đồng tác giả của mẫu súng trường tấn công huyền thoại AK-47 với Mikhail T. Kalashnikov. Ngoài ra, ông còn tham gia các dự án súng khác cho Bộ quốc phòng Liên bang Xô Viết.

- Aleksandr Konstantinov: là một nhà phát triển vũ khí của hãng Izhmash.

- Cuối cùng là Yevgeny Fyodorovich Dragunov (1920-1991), cha đẻ của SVD Dragunov. Ông là một nhà thiết kế súng trường bán tự động khá nổi tiếng của Liên bang Xô Viết. Tuy nhiên, trước dự án SVD Dragunov thì hầu như ít ai biết đến cái tên Dragunov.

Thiết kế của khẩu Dragunov đã làm thỏa mãn các tướng lĩnh quân đội Liên bang Xô Viết và Bộ quốc phòng nhờ những tính năng nổi trội của nó so với 2 thiết kế còn lại. Sau nhiều lần kiểm tra với các bài kiểm tra khắt khe và ngặt nghèo của Bộ quốc phòng, cuối cùng vào năm 196,3 SVD Dragunov chính thức được biên chế vào các Lực lượng lục quân Xô Viết.

Ban đầu, có 200 khẩu được sản xuất tại nhà máy của Yevgeny F. Dragunov cho mục đích kiểm tra. Tuy nhiên, sau đó, vào năm 1964, chương trình sản xuất đã được chuyển giao cho nhà máy sản xuất vũ khí Izhmash để tiếp tục công việc. Izhmash, nơi từng sản xuất ra huyền thoại AK-47 của người Nga và hiện nay là AK-12. Sau một thời gian sử dụng trong Hồng quân Xô Viết, Dragunov đã chứng mình được sự hoàn hảo của mình trong từng phát súng. Sau đó, Dragunov khá được ưa chuộng trong Khối Xã hội chủ nghĩa.

Ngay sau Hiệp định quân sự phòng thủ chung Warsaw được ký tại thủ đô của Ba Lan, Dragunov đã được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong một số quốc gia. Một số giấy phép sản xuất loại súng này ở các nước đồng minh đã được cấp cho Nam Tư, Ba Lan, Tiệp Khắc. Tuy nhiên, có một số quốc gia đã ăn cắp trắng trợn các mẫu thiết kế của Dragunov và coi như của chính mình như Trung Quốc với các loại súng Type 79 và Type 85.

SVDS Dragunov, một phiên bản nâng cáp của Dragunov với báng súng bằng hợp chất composite.
SVDS Dragunov, một phiên bản nâng cáp của Dragunov với báng súng bằng hợp chất composite.

Thiết kế và cơ chế hoạt động

Dragunov là loại súng trường bắn tỉa bán tự động, nạp đạn theo cơ chế nạp trích khí, nghĩa là một phần năng lượng dư thừa của phát đạn trước đó sẽ được sử dụng lại, sau đó sẽ có 1 khay kéo viên đạn tiếp theo trong hộp tiếp đạn lên đưa và vị trí sẵn sàng khai hỏa. Chốt khóa nòng của Dragunov được thiết kế khá độc đáo, chốt khóa này sẽ khóa nòng lại khi xoay dần về bên trái. Các chế độ được sắp xếp theo chiều từ phải sang lần lượt là: Semi-Automatic (bán tự động), Mannual (lên đạn thủ công), Single Shot (bắn 1 viên) và Locked (khóa nòng an toàn). Cơ cấu khóa nòng này khá giống với AK-47 nhưng được cải tiến khá nhiều với 2 cơ chế khóa nòng: khóa nòng chủ động và khóa nòng bán bị động.

Để giảm thiểu nguy cơ súng bị cướp cò, khi khóa nòng chủ động, súng không có khả năng lên đạn, viên đạn hiện thời đã được lên nòng sẽ được giữ lại ở vị trí an toàn và cách thoi nạp đạn 2.1mm. Đối với khóa nòng bán bị động thì khi các binh sĩ để chế độ khóa ở vị trí Mannual hoặc Semi-Automatic thì cần phải lên đạn trước khi kéo cò. Điều này làm giảm đáng kể việc súng bị cướp cò ngoài ý muốn.

Một đội biệt kích của Quân đội Liên bang Nga tại vùng Ural.
Một đội biệt kích của Quân đội Liên bang Nga tại vùng Ural.

Dragunov có chế độ lên đạn tự động, tuy nhiên, trong các chiến trường trên thực tế các xạ thủ thường ưa thích chế độ lên đạn hoàn toàn bằng tay. Với chế độ này, họ có thể kiểm soát hoàn toàn độ giật, rung của súng. Do đó, các phát đạn tiếp theo sẽ trúng đích chuẩn xác hơn.

Các phiên bản đầu tiên của Dragunov lên đạn hoàn toàn bằng cơ cấu trích khí nên sẽ khó kiểm soát đường đạn. Ở các phiên bản nâng cấp về sau, SVD Dragunov được trang bị một hệ thống lên đạn hoàn toàn mới, có sự kết hợp từ khẩu AK-47, đó là sử dụng cơ cấu trích khí kèm thoi nạp đạn xoay. Với loại lên đạn kết hợp này, súng sẽ ít bị giật hơn. Viên đạn tiếp theo sẽ nằm gọn tại vị trí sẵn sàng khai hỏa, do đó đường đạn sẽ chính xác hơn rất nhiều.

Đối thủ M-40 của phía Hoa Kỳ.
Đối thủ M-40 của phía Hoa Kỳ.

Khẩu SVD Dragunov khá nhỏ và nhẹ so với các khẩu cùng cấp như khẩu M40 hay M110 của Hoa Kỳ. Ngoài ra, nó có còn được thiết kế với bộ phận loa che lửa, có khả năng chặn được 98% ánh sáng khi khai hỏa, rất thích hợp trong các nhiệm vụ mang tính bí mật. Thân và rãnh súng của Dragunov được thiết kế hoàn toàn bằng hợp kim Crom. Điều này giúp giảm đáng kể độ ăn mòn với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy không phải là một khẩu súng trường tấn công tiêu chuẩn nhưng độ xoắn rãnh nóng của Dragunov khá cao.

(Độ xoắn rãnh nòng: phụ thuộc vào mục đích tấn công của loại súng. Độ xoắn rãnh nòng càng cao thì tốc độ viên đạn sẽ càng cao nhưng chỉ phù hợp trong cự ly gần dưới 2km, đơn cử là AK-47 với rãnh xoắn nòng lên đến 537mm. Nhờ thế, AK-47 có khả năng tiêu diệt mục tiêu nhanh gọn và sức công phá khủng khiếp).

Rãnh xoắn nòng của SVD Dragunov lên đến 547mm, tức là hơn cả AK-47, tuy nhiên, nhờ nòng súng khá dài lên đến 1,225m nên đã tăng độ chính xác khá nhiều của Dragunov. Trước đó, trong thập niên 60 thì rãnh xoắn nòng tiêu chuẩn thông thường chỉ là 320mm, đơn cử là M40, tuy nhiên, M40 có nòng súng không dài lắm, chỉ khoảng 1m nên sức công phá không thể so với SVD Dragunov. Hộp tiếp đạn của Dragunov được thiết kế cong khoảng 15 độ, và có thể chứa được 10 viên trong hộp đạn, chưa tính đến viên đạn đã được lên đạn sẵn sàng. Tổng cổng có đến 11 viên đạn.

Dragunov được trang bị thiết bị ngắm kim loại, khả năng ngắm bắn xa đến 1.300m. Với thiết bị ngắm này, Dragunov có thể tiêu diệt mọi đối thủ trong cự ly dưới 1200m của nó. Tuy nhiên Dragunov cũng có thể được trang bị hệ thống ngắm thông qua điểm ruồi khi tấn công tiêu diệt các mục tiêu trong cự ly dưới 200m.

Xạ thủ ngắm bắn qua thiết bị ngắm PSO-1 trong điều kiện thường.
Xạ thủ ngắm bắn qua thiết bị ngắm PSO-1 trong điều kiện thường.

Loại kính ngắm được trang bị cho Dragunov là loại PSO-1, thấu kính của nó có chiều dài 375mm, độ thay đổi tiêu cự là 4x. Trong một số phiên bản nâng cấp nó sử dụng loại PSO-2 với độ thay đổi tiêu cự lên đến 8x, và còn được trang bị cả thiết bị ngắm bắn ban đêm, hoặc thiết bị ngắm bắn cảm biến nhiệt. Phạm vi hoạt động hiệu quả của PSO-1 là 600 đến 1.300m trong mọi điều kiện thời tiết.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại