Sức mạnh quân sự Nga khiến người Nhật hết hy vọng giành lại Kuril

Quang Huy |

Với tiềm lực quân sự cực mạnh, Nga nghiên cứu khả năng triển khai các căn cứ hải quân tại khu vực đảo Bolshaya Kurilskaya có thể khiến người Nhật hết hy vọng giành lại Kuril.

Nga có thể sẽ triển khai các căn cứ hải quân mới

Hôm 25/3/2016, Bộ trưởng Quốc phòng Nga (BQP) Sergei Shoigu, đã tuyên bố rằng trong thời gian tới các lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương (Nga) sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên biển kéo dài 3 tháng ở khu vực đảo Bolshaya Kurilskaya.

Đồng thời họ cũng sẽ nghiên cứu khả năng triển khai các căn cứ hải quân tại nơi này.

Theo lời của người đứng đầu BQP Nga, chuyến đi này sẽ bắt đầu vào tháng 4/2016. Mục tiêu chủ yếu – tìm kiếm và nghiên cứu nơi triển khai đóng quân mới cho các lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương.

Ông Sergei Shoigu nhấn mạnh rằng trong 4 năm tới, BQP sẽ tập trung sự quan tâm đặc biệt tới công tác phát triển hạ tầng cơ sở quân sự tại Bắc Cực và Quần đảo Kuril. Ngoài ra, các căn cứ điều hành hàng ngày của Quân khu phía Đông sẽ được cải tạo nâng cấp.


Trực thăng Ka-52 và tàu đổ bộ lớp Ropucha của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tiến về phía đảo mục tiêu.

Trực thăng Ka-52 và tàu đổ bộ lớp Ropucha của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đang tiến về phía đảo mục tiêu.

Chuyên gia khoa học Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản của Viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Victor Pavlyatenko, trong cuộc nói chuyện với phóng viên trang Nation-news.ru dự báo rằng, nhiều khả năng đó sẽ là dự án triển khai các hạ tầng cơ sở.

Vấn đề ở chỗ, về mặt khí hậu, Quần đảo Kuril là khu vực rất phức tạp. Thêm nữa, chỉ có 2 đảo lớn có thể triển khai được các căn cứ quân sự: Iturup và Kunashir.

“Dù đội tàu của đô đốc Yamamoto từng xuất quân từ đảo Kunashir để tấn công Chân Trâu Cảng. Khi đó, đội tàu này đã thoát được khỏi sự chú ý của người Mỹ.

Nhưng đây là trường hợp duy nhất. Trước và sau đó chưa có lực lượng lớn nào của hạm đội đóng quân được ở đó”.

Chuyên gia này cho rằng, sẽ khó khăn hơn nếu triển khai ở đó các lực lượng chủ lực của hạm đội hải quân hiện đại mà thường xuyên được tăng cường và nâng cấp.

Đành rằng có các căn cứ, nơi có thể làm bến đỗ cho tàu chiến và đóng quân, nhưng mặt khác, khi điều kiện thời tiết xấu thì không một chiếc trực thăng hay xuồng máy nào có thể vào được các đảo hoàn toàn bị ngăn cách này.

Theo ý kiến của ông Pavlyatenko, đằng sau tuyên bố của ông Shoigu có thể là một hàm ý chính trị. Nhật Bản thường xuyên nói tới sự cần thiết phải giành lại “lãnh thổ phía bắc” của mình.

Tuy nhiên, mới đây ngoại trưởng Sergei Lavrov đã trả lời rất rõ ràng trước tất cả những nỗ lực của người Nhật Bản nhằm đan xen việc ký kết thoả thuận hoà bình và giải quyết tranh chấp lãnh thổ vào làm một: Cần phải biết phân biệt giữa ruồi và thịt viên.

Người Nhật tiếp tục xem hai vấn đề này như một.

“Có thể phỏng đoán rằng ông Sergei Shoigu, với những tuyên bố của mình đã cho mọi người hiểu rõ quan điểm của ông Lavrov là quan điểm chính thức của Nga.

Để mọi người tại Tokyo không ảo tưởng trước chuyến viếng thăm không chính thức của thủ tướng Nhật Abe tới Moscow và chuyến công du của Vladimir Putin tới Nhật Bản diễn ra”, ông Victor Pavlyatenko cho biết.

Ngoài ra, theo như chuyên gia này chia sẻ, ngân sách của BQP có phân bổ khoản tiền để xây dựng các căn cứ tại những đảo này. Đảo Kuril là biên giới của Nga. Lãnh thổ mà bị bỏ quên từ thời kỳ tổng thống Elsin.


Hải quân đánh bộ Nga thực hành đổ quân lên bờ biển từ tàu đổ bộ nhỏ.

Hải quân đánh bộ Nga thực hành đổ quân lên bờ biển từ tàu đổ bộ nhỏ.

Nhưng chúng liên quan tới những lợi ích kinh tế lớn của Nga và cần phải được bảo vệ một cách nghiêm túc, cho nên không thể thiếu hạm đội hạm đội hải quân trong vấn đề này.

Chuyên gia quân sự, Viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học pháo và tên lửa, Đại tá Hải quân Constantin Sivkov cho rằng biển Okhot là biển nội địa của Nga bởi vì các Quần đảo Bolshaya Kurilskaya Gryada thuộc thành phần lãnh thổ Liên Bang Nga.

Bởi vậy không cần quá quan tâm tới phản ứng của Nhật Bản trong vấn đề này.

Quần đảo Kuril là cánh cổng của biển Okhot, và chính những khu vực eo biển nối biển Okhot với Thái Bình Dương sẽ là nơi mà các đối thủ tiềm năng sẽ triển khai tấn công để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và tác chiến trong trường hợp nổ ra các hành động xung đột vũ trang.

Có nghĩa là nhiệm vụ chủ yếu của các lực lượng Hạm đội Thái Bình Dương mà có thể được triển khai tại quần đảo Bolshaya Kurilskaya gryada – đó là chống lại các chiến dịch đổ bộ và nỗ lực của các tàu ngầm xâm nhập biển Okhot.


Tham gia diễn tập đổ bộ từ đường không của Hạm đội Thái Bình Dương còn có các trực thăng vận tải Mil Mi-8.

Tham gia diễn tập đổ bộ từ đường không của Hạm đội Thái Bình Dương còn có các trực thăng vận tải Mil Mi-8.

Bảo vệ Quần đảo Kuril cũng quan trọng vì tuyến đường biển này đảm bảo hệ thống thông tin liên lạc giữa các tỉnh thuộc khu vực Viễn Đông vì mạng lưới giao thông đường bộ kém phát triển.

Và việc cho tới nay vẫn chưa triển khai căn cứ quân sự ở đây là một thiết sót trong tính toán.

Hoạt động bảo vệ có thể được thực hiện bởi lực lượng xuồng máy mà có khả năng triển khai các cuộc tấn công hiệu quả nhằm vào đối thủ tiềm năng trong trường hợp triển khai những chiến dịch đổ bộ.

Đương nhiên, cần phải xây dựng các sân bay để bố trí máy bay và trực thăng. Vào thời kỳ Xô Viết, tại quần đảo Kuril từng có các trạm đóng quân của hạm đội, nhưng đã bị loại bỏ vào những năm 1990.

Chuyên gia quân sự Alexandr Shirokorad lại chia sẻ thông tin cho biết trong cuốn “Bách khoa toàn thư Quân sự” xuất bản vào giai đoạn 1911-1915 có đề cập rằng quần đảo Kuril hoàn toàn không thể sử dụng cho các mục tiêu quân sự.

Thời tiết tại quần đảo Kuril thường xuyên rất không thuận lợi. Nhưng, như chúng ta biết, chính từ căn cứ tại Vịnh Hitocappa ở Quần đảo Kuril, hôm 26/11/1941, các lực lượng tấn công của Hạm đội Hoàng gia Nhật Bản đã triển khai tấn công Chân Trâu Cảng.

Căn cứ vào việc trình độ kỹ thuật quân sự hiện nay ở mức độ hoàn toàn khác, thì những khó khăn để triển khai một căn cứ tại Quần đảo Kuril gần như không còn.

Liên quan tới những khiếu nại của Nhật Bản về Quần đảo Nam Kuril và những cuộc xung đột và khiêu khích có thể xảy ra thì Tokyo không có bất cứ cơ sở pháp lý nào để phản đối việc Nga đặt căn cứ tàu chiến.

Mặt khác, người Nhật sẽ tận dụng mọi lý do, ví dụ như chuyến viếng thăm của thủ tướng Nga, lãnh đạo Văn phòng tổng thống hoặc các chính khách cấp thấp hơn để phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền - “chính quyền Nga tới quần đảo của chúng ta để làm gì”.

Nhưng không nên quá coi trọng vấn đề này.


Xe bọc thép từ tàu đổ bộ của Hạm đội Thái Bình Dương diễn tập.

Xe bọc thép từ tàu đổ bộ của Hạm đội Thái Bình Dương diễn tập.

Bắt đầu từ con số 0

Phó giám đốc Viện Phân tích Chính trị và Quân sự Alexandr Kramchikhin cho rằng có thể triển khai căn cứ cho các tàu chiến tại quần đảo Kuril. Tuy nhiên, cần phải xây dựng gần như từ con số 0 hệ thống hạ tầng cơ sở cần thiết ở đó.

Có nghĩa cần một số tiền rất lớn. Căn cứ của hạm đội hải quân Nga ở Quần đảo Kuril sẽ giúp tăng tính ổn định chiến đấu, bởi vì càng nhiều căn cứ càng tốt, nhất tại địa điểm đặc biệt của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.

Nhưng có một vấn đề ở đây – nguồn tài chính trong bối cảnh kinh tế hiện tại. Liên quan tới phản ứng của người Nhật Bản thì không mang tính nghiêm trọng, tất cả mới chỉ dừng lại ở tuyên bố đơn thuần.

Thành viên Hội đồng chuyên gia Tiểu ban Công nghiệp - Quân sự Nga, Tổng biên tập Tạp chí “Vũ khí nội địa”, Đại tá về hưu Victor Murakhovsky nói rằng việc triển khai tại quần đảo Kuril căn cứ đóng quân quy mô lớn dành cho các tàu chiến không hề được đề cập tới.

Nhiều khả năng chỉ là điểm đóng quân cơ động – nơi để neo đậu các tàu chiến tạm thời, để sửa chữa và tiếp tế tạm thời. Để xây dựng căn cứ cho các tàu chiến neo đậu thường xuyên cần nguồn lực rất lớn.

Khi tận mắt nhìn thấy nguồn lực tài chính bỏ ra để triển khai các căn cứ mới và nâng cấp những căn cứ hiện có tại Vilyuchinsk, Petropavlovsk-Kamchatsky thì mới hiểu được rằng một căn cứ quân sự đúng nghĩa tại Kuril là điều hoang tưởng.

Hơn nữa, triển khai căn cứ hải quân còn kéo theo những vấn đề liên quan tới bố trí Không quân, hệ thống phòng không bảo vệ,… khiến cho chi phí phục vụ chiến đấu và đảm bảo kỹ thuật tăng đáng kể.

Tất nhiên, về mặt quân sự, căn cứ tại Quần đảo Kuril sẽ đảm bảo công tác triển khai hạm đội trên biển thuận lợi, nhưng đây là một ham muốn đắt tiền.

Theo quan điểm của Murakhovsky, dự án đang được thảo luận này nằm trong thể loại những dự án đóng tàu sân bay, thuỷ phi cơ đệm khí,… Nói chung, khi nào có khả năng xây dựng một hạm đội viễn dương thì khi đó có thể quay lại bàn bạc về vấn đề này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại