Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép

Đã lùi xa vào quá khứ nhưng các đoàn tàu hỏa chiến đấu bọc thép thực sự là những kiệt tác công nghệ, những cỗ máy được tạo ra từ những ý tưởng táo bạo.

Thế chiến thứ hai đi vào lịch sử như cuộc xung đột đẫm máu, bạo lực nhất giữa các quốc gia từng được biết đến. Diễn ra trong 6 năm, cuộc chiến nhấn chìm hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới vào vòng khói lửa. Các nước huy động lực lượng quân sự với số lượng đông đảo nhất, khoảng 100 triệu người lính. Kết cục, có khoảng 60-78 triệu người hy sinh và ảnh hưởng của cuộc chiến vẫn kéo dài đến tận ngày nay.

Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
Hỏa xa chiến đấu vừa là phương tiện di chuyển vừa là vũ khí tấn công cũng như phòng thủ.

Tuy nhiên, những năm tháng chiến tranh có thể coi là giai đoạn hoàng kim cho thế giới công nghệ. Chưa bao giờ trong lịch sử, máy móc được tạo ra nhiều và hiệu quả như vậy.

Những cỗ máy nổi tiếng trong chiến tranh có thể kể đến xe tăng T-34, máy bay chiến đấu Spitfire, Messerschmitt, tàu ngầm U-Boat, và không thể nhắc đến những đoàn tàu bọc thép, vốn bị lịch sử lãng quên.

Khởi nguồn

Việc sử dụng xe lửa cho mục đích quân sự lần đầu tiên được ghi nhận từ giữa thế kỷ 19, trong cuộc nội chiến Mỹ. Đây là cuộc xung đột mà vai trò của các đoàn tàu chiến trên đường sắt chứng tỏ giá trị quân sự của nó. Tướng Hooker từng di chuyển 22.000 binh sĩ với quãng đường 1.879 km chỉ trong bảy ngày bằng loại phương tiện này.

Không chỉ dùng các đoàn tàu làm phương tiện di chuyển, các kĩ sư đã thiết kế lại để những cỗ máy trở nên hiệu quả và nguy hiểm hơn. Xe lửa vũ trang đầu tiên khởi hành từ Baltimore được gửi ra thực địa để tuần tra chống phá hoại và chiến đấu. Vai trò tấn công của các đoàn tàu được Tướng Robert E. Lee đặc biệt chú trọng.

Thế kỷ sau, các quốc gia khác tiếp tục thực hiện các cải tiến và sử dụng xe lửa bọc thép theo mục đích trên, nhất là trong các cuộc chiến tầm vóc châu lục, sự di chuyển các lực lượng bộ binh lớn tới những vùng địa lý xa xôi đặt bài toán cho các chiến lược gia.

Trong những năm tháng đó, quân đội phát xít dù có rất nhiều xe tải và các phương tiện vận chuyển nhưng đã lựa chọn tàu hỏa quân sự để phục vụ cho cuộc xâm lăng các nước châu Âu và Liên Xô.

Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
 
Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
 
Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
Một số hình ảnh về xe lửa thiết giáp của Đức Quốc xã.

Trong chiến trận

Các đoàn tàu không thay đổi cục diện cuộc chiến tranh nhưng người Đức lại rất chú trọng xây dựng lực lượng này. Trong những ngày đầu của chiến tranh cụ thể là năm 1939, Đức mới chỉ có 7 tàu bọc thép, trong khi người Ba Lan có 10 đoàn hỏa xa bọc thép sẵn sàng phục vụ. Thế nhưng, bước vào chiến dịch Barbarossa, quân Đức phát xít đã tung ra 6 đoàn xe lửa chia thành 3 đội Bắc, Trung và Nam tấn công Liên Xô.

Điểm đáng lưu ý, người Đức vận dụng linh hoạt chiến thuật sử dụng xe lửa quân sự của người Ba Lan. Trong khi, quân đội Ba Lan dùng các đoàn tàu bọc thép để yểm trợ hỏa lực cho lực lượng bộ binh từ xa, tránh đối đầu trực diện với quân Đức vì hệ thống phòng không rất yếu thì người Đức đã mạnh dạnh giao vai trò tấn công cho các đoàn tàu của họ.

Cuối năm 1942, quân đội Đức đã có 29 tàu như vậy, với số lượng tăng thêm đến 55 vào cuối cuộc chiến. Tuy nhiên, số lượng hỏa xa chiến đấu của Đức vẫn thua xa người Nga về việc sử dụng về việc sử dụng cả một quân đoàn thay vì từng chiếc. Đến cuối năm 1942, Hồng Quân đã có 61 quân đoàn hỏa xa.

Tàu thiết giáp của Đức Quốc xã - Panzerzug

Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
Hỏa xa của Đức trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 .

Đức Quốc xã đặt tên cho những đoàn tàu của họ là Panzerzug (dịch đơn giản là tàu thiết giáp), được xây dựng dựa trên khá nhiều thiết kế của Ba Lan.

Đoàn tàu điển hình của thiết kế này là BP4, hỏa xa thiết giáp đầu tiên được tiêu chuẩn hóa của quân đội Đức Quốc xã: gồm toa xe pháo, toa xe chỉ huy, toa xe pháo phòng không và và các toa xe bọc thép khác. Điểm đặc biệt, các xe lửa bọc thép này có đầu máy đặt ở giữa đoàn tàu.

Đoàn tàu đã được kéo bởi đầu máy Matador bọc thép hoàn toàn. Các vũ khí trang bị gồm có đại bác 72mm hoặc 100mm, thậm chí, trong một số trường hợp sử dụng đại bác Flakvierling 200mm.

BP42 là phiên bản thứ hai, được nâng cấp bằng cách cho thêm toa xe Panzerjagerwagen, thực tế là một chiếc xe tăng chạy ray xe lửa.

Tàu hỏa thiết giáp của Hồng Quân

Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
Hỏa xa thiết giáp của Nga trong chiến tranh thế giới lần thứ 2.

Có số lượng xe lửa nhiều hơn gấp bội kẻ thù, người Nga cũng phát triển nhiều biến thể của xe lửa chiến đấu. Lớn nhất, ý nghĩa nhất và nguy hiểm nhất là đoàn tàu kiểu MBV-2. Nó được trang bị tháp pháo của xe tăng T-28 và T-34.

Các mối đe dọa chính đối với đoàn tàu Nga chủ yếu đến từ bầu trời, do đó, Hồng quân nghĩ ra nhiều cách chế ngự không quân Đức. Tới năm 1942, gần như tất cả các đoàn tàu bọc thép đều có hai toa xe phòng không PVO-4 được trang bị pháo cao xạ 37 mm.

Thoái trào

Khi chiến tranh kết thúc, nhu cầu về xe lửa bọc thép cũng chết theo chính phương tiện này. Hiện tại, đa số các đoàn tàu này ở trong bảo tàng, dù đã có thời gian xuất hiện trong các cuộc xung đột vào những năm 1960.

Sự gia tăng của phương tiện hiệu quả hơn cho việc vận tải quân đội đi xa đã chôn vùi loại khí tài độc đáo này. Ngoài ra, phụ thuộc tuyệt đối vào các tuyến đường sắt, it đóng góp vào cục diện trận chiến khiến nên hỏa xa chiến đấu bị xếp vào loại vũ khí ít tác dụng.

Vì lý do đó, có rất ít tài liệu tham khảo về loại vũ khí này cũng như số người ít ỏi nhớ đến nó. Tuy nhiên, đây vẫn là một trong những ý tưởng táo bạo nhất trong lịch sử chiến tranh.

Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
 
Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
 
Số phận thăng trầm của xe lửa chiến đấu bọc thép
Sau thời kì khói lửa, hỏa xa chiến đấu chỉ còn là khối sắt im lìm nằm trong các viện bảo tàng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại