Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga

Tùng Dương |

Hai chiến đấu cơ thế hệ năm F-22 Raptor của Mỹ ngày 4/9 đã lần đầu hạ cánh xuống sân bay Estonia. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Estonia và Nga leo thang căng thẳng xung quanh cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 1
Hai chiến đấu cơ F-22 đã hạ cánh xuống căn cứ không quân Amari, nơi hiện cũng đang tiếp đón các chiến đấu cơ Đức tham gia sứ mệnh mang tên “Baltic Air Policing” của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), với nhiệm vụ hỗ trợ các nước thành viên nhỏ ở khu vực Baltic trong việc bảo vệ các đường biên giới với Nga.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 2
Ít giờ sau khi xuất hiện ở Amari, hai chiếc F-22 đã rời Estonia ngay cuối giờ chiều cùng ngày để quay về căn cứ ở Đức.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 3
Moscow cho rằng đây là động thái mang tính khiêu khích của Mỹ và đồng minh.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 4
Từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga cũng thường xuyên điều các chiến đấu cơ tới sát đường biên giới các quốc gia vùng Baltic, là Estonia, Latvia và Litva.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 5
F-22 Raptor do Tập đoàn Lockheed Martin phát triển cho nhiệm vụ chiến đấu chiếm ưu thế trên không trước Không quân Nga, tuy nhiên nó cũng đáp ứng nhiệm vụ tấn công mặt đất, tác chiến điện tử.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 6
F-22 dài 18,9m, sải cánh 13,6m, cao 5,10m, trọng lượng rỗng 19,7 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 38 tấn.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 7
F-22 trang bị 2 động cơ phản lực cánh quạt đẩy có buồng đốt phụ Pratt & Whitney F119-PW-100 tích hợp bộ phận điều chỉnh hướng phụt, cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa khoảng Mach 2 (tương đương chừng 2.400km/h), bán kính tác chiến 759km (mang đủ vũ khí).
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 8
Máy bay được trang bị hệ thống radar mạng pha cực mạnh AN/APG-77 có tầm trinh sát 200-250km. 
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 9
Đặc biệt, với loại radar này, F-22 có thể hoạt động như hệ thống chỉ huy và cảnh giới đường không (AWACS) mini - nghĩa là, F-22 xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với những chiếc F-15 và F-16, và thậm chí xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, nhờ thế cho phép cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác.
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 10
F-22 thiết kế với khoang chứa trong thân, nhưng nếu hi sinh tính tàng hình thì cho phép nó mang thêm bên ngoài giá treo trên cánh. 
Siêu tiêm kích Mỹ hiện diện gần biên giới Nga - ảnh 11
Hệ thống vũ khí của F-22 gồm: tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9, tầm xa AIM-120; bom JDAM, bom đường kính nhỏ GBU-39 hoặc GBU-53/B, bom chùm...

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại