Ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh cho tên lửa mà Nga sử dụng

Bùi Kiên |

Hiện nay, để phóng một tên lửa đi thì có hai kỹ thuật chính được sử dụng đó là phóng nóng và phóng lạnh.

Kỹ thuật phóng tên lửa của Nga tốt hơn các nước phương Tây ở điểm nào?

Hầu hết các loại tên lửa thế hệ mới của Nga đều sử dụng kỹ thuật phóng lạnh, còn các nước phương Tây và Mỹ lại áp dụng kỹ thuật phóng nóng.

Qua vận hành thực tế cũng như trong chiến đấu, kỹ thuật phóng lạnh mà Nga áp dụng cho các hệ thống S-300, S-400... tỏ ra có lợi thế hơn so với kỹ thuật phóng nóng của phương Tây.

Hệ thống S-300PS khai hỏa, Nga nắm rõ kỹ thuật phóng tên lửa này hơn ai hết

Hệ thống S-300PS khai hỏa, Nga nắm rõ kỹ thuật phóng tên lửa kiểu này hơn ai hết

Thế nào là kỹ thuật phóng nóng, phóng lạnh?

Phóng nóng là kỹ thuật mà liều phóng có sẵn trong tên lửa, động cơ tên lửa được phát động ngay bên trong ống phóng. Khi các tên lửa phóng đi thì đều được hướng theo một góc nghiêng xác định.

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ khai hỏa, Patriot sử dụng kỹ thuật phóng nóng

Hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ khai hỏa, Patriot sử dụng kỹ thuật phóng nóng

Trong khi đó, phóng lạnh là kỹ thuật dùng khí nén đẩy tên lửa đến một độ cao nhất định, sau đó động cơ chính của tên lửa mới hoạt động. Đối với kỹ thuật phóng lạnh thì tên lửa được đặt theo chiều thẳng đứng.

Nhờ sử dụng khí nén để đẩy tên lửa ra khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới hoạt động, cũng như việc tên lửa luôn được phóng thẳng đứng đã mang lại cho kỹ thuật phóng lạnh nhiều ưu điểm vượt trội so với kỹ thuật phóng nóng.

Những ưu điểm của kỹ thuật phóng lạnh

Ưu điểm đầu tiên là vật liệu chế tạo ống phóng rẻ hơn do không cần chịu được nhiệt độ quá cao của động cơ tên lửa như ống phóng kiểu nóng (tên lửa kích hoạt trong ống phóng). Tên lửa được phóng lên dễ dàng và điều khiển hướng bay khá linh hoạt.

Nhờ thuật phóng lạnh mà tên lửa sẽ ra khỏi ống phóng theo chiều thẳng đứng, việc này có những ưu điểm như:

- Tên lửa phóng theo phương chéo và đốt cháy nhiên liệu ngay trong ống sẽ gây một phản lực đẩy ngược lại bệ phóng, do đó cần một bệ phóng thật chắc chắn.

Tuy nhiên yêu cầu trong chiến đấu hiện nay là gọn nhẹ và cơ động trong khi đó bệ phóng quá cồng kềnh, di chuyển kém thì sẽ gây khó khăn trong việc triển khai các giàn phóng.

Phương án phóng thẳng đứng sẽ giải quyết được vấn đề này, lực đẩy vuông góc với mặt đất, bệ phóng vì thế có thể cơ động.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy Patriot của Mỹ phải chống cả xe lên để cố định bệ phóng, trong khi S-300/400 của Nga chỉ cần cố định bằng càng thả vuông góc với mặt đất.

S-300/40 chỉ cần nâng ống phóng tên lửa ra phía sau

S-300/400 chỉ cần nâng ống phóng tên lửa ra phía sau

- S-300/400 hay các tên lửa liên lục địa là loại có khối lượng lớn. Muốn phóng được một vật thể có trọng lượng lớn sẽ cần có lực đẩy mạnh để tạo gia tốc cao.

Nếu phóng theo phương chéo, yêu cầu về gia tốc, tức lực đẩy là rất cao, sẽ cần một lực đẩy lớn gấp nhiều lần so với phóng theo phương thẳng đứng, tức sẽ cần nhiều nhiên liệu hơn, nhiệt lượng đốt lớn hơn...

Ngoài ra phóng theo phương chéo thì cũng có tác động đến trọng tâm bệ phóng, dễ gây mất ổn định, việc này làm cho hệ thống trở nên cồng kềnh khi xoay trở.

Hệ thống Patriot phải nâng cả xe và xoay trở bệ tên lửa khá khó khăn
Hệ thống Patriot phải nâng cả xe và xoay trở bệ tên lửa khá khó khăn

- Phóng theo phương chéo nghĩa là phải quay đầu tên lửa về hướng mục tiêu. Sau khi tên lửa rời bệ phóng, nếu muốn chuyển hướng thì tương đối khó khăn. Còn nếu phóng thẳng đứng, khi bay lên nó có thể chuyển hướng tới bất kỳ đâu vì góc quay của tên lửa là 360 độ.

Sau khi ra khỏi ống phóng bằng thuật phóng lạnh, động cơ chính của tên lửa mới được kích hoạt
Sau khi ra khỏi ống phóng bằng thuật phóng lạnh, động cơ chính của tên lửa mới được kích hoạt

Do vậy, sau khi nhận ra những ưu điểm vượt trội của thuật phóng lạnh, Mỹ và các nước phương Tây cũng đang nghiên cứu để áp dụng kỹ thuật này cho các hệ thống tương lai của mình.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại