Hãng Ria Novosti dẫn lời Đô đốc Victor Chirkov, Tư lệnh Hải quân Nga cho biết động cơ yếm khí sẽ được lắp đặt trên các tàu ngầm Dự án 677 Lada trong vòng 2-3 năm tới. Việc chế tạo động cơ loại này hiện do Phòng thiết kế thử nghiệm Trung ương Rubin đảm nhiệm.
Đô đốc Chirkov nói: "Chúng tôi hy vọng sẽ có động cơ đầu tiên vào khoảng năm 2015-2016”.
Ông Chirkov cũng cho biết thêm chiếc tàu ngầm phi nguyên tử đầu tiên được trang bị động cơ yếm khí có thể được trang bị cho Hải quân Nga trong khoảng từ 2016-2017. Và theo ông Chirkov, đó là một dự án hiện đại hóa, tàu ngầm Lada.
Các loại tàu ngầm điện-diesel hiện nay có một nhược điểm là phải nổi lên mặt nước để nạp điện. Chính điều này đã khiến tàu ngầm đánh mất lợi thế bí mật của mình và trở thành mục tiêu dễ bị tiêu diệt khi nổi lên mặt nước.
Động cơ yếm khí hay còn gọi là động cơ không không khí Strisling chu trình kín sẽ giúp khắc phục cơ bản nhược điểm này. Với việc sử dụng động cơ này, các tàu ngầm phi nguyên tử có thể hoạt động ở chế độ hải trình ngầm mà không cần nổi lên lấy không khí trong nhiều tuần.
Dự án tàu ngầm 677 Lada của Nga Phòng thiết kế thử nghiệm Trung ương Rubin khởi động vào năm 1989. Nhưng phải tới ngày 26/10/1997, chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc dự án này mang tên St. Peterburg mới được giới thiệu. Cũng phải mất thêm 9 năm sau (2007), chiếc tàu ngầm này mới được hạ thủy.
So với tàu ngầm Dự án 636 Varshavyanka, tàu ngầm Lada với chiều dài 67 m có lớp vỏ một thân giúp giảm lượng dãn nước xuống còn 1.765 tấn (so với 2.300 tấn của 636). Tốc độ của Lada cũng tăng từ 19 hải lý/giờ lên 21 hải lý/giờ.