“Rắn độc” Scorpène
Hiện nay, Hải quân Trung Quốc (PLAN) ngày càng hung hăng và liên tục làm phức tạp thêm tình hình trên biển Đông. Malaysia cũng không nằm ngoài cuộc chiến này khi mới đây nhất, một hải đoàn của Trung Quốc gồm một tàu đổ bộ và hai chiếc khu trục hộ tống đã tiến đến khu vực bãi cạn James Shoal (cách thị trấn Bintulu, Malaysia khoảng 80km) rồi lớn tiếng tuyên bố: “James Shoal là điểm cực nam của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa”.
Những tuyên bố lộng quyền và vô căn cứ này đã khiến cho dư luận ASEAN và cộng đồng quốc tế vô cùng bức xúc, dù gần đây nhất, tại Hội nghi Shangri-La 201, Trung Quốc khẳng định sẽ không làm phức tạp tình hình và giải quyết các xung đột về tranh chấp chủ quyền một cách hòa bình nhất.
Việc Trung Quốc tiến sát bãi cạn James Shoal đã khiến dư luận Malaysia vô cùng phẫn nộ. Trong một bài phát biểu của mình, Bộ trưởng bộ Quốc phòng Malaysia, ông Hishammuddin Hussein đã lên tiếng chỉ trích những hành động vô căn cứ, “nói một đằng, là một nẻo” của Trung Quốc. Điều nực cười là Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với bãi cạn James Shoal khi nơi đây cách đất liền của Trung Quốc tới 2.500km.
Cấu tạo của tàu ngầm lớp Scorpène
Trước mối đe dọa từ “gã khổng lồ xấu tính” Trung Quốc, Malaysia cũng như các quốc gia khác trong khối ASEAN đang tích cực mua sắm vũ khí để phòng vệ.
Malaysia đang sở hữu một đội tàu chiến khá hiện đại và được vũ trang rất mạnh. Hiện có 8 chiếc tàu khu trục cỡ trung và cỡ nhỏ trang bị các tên lửa đối hạm Harpoon của Hoa Kỳ hoặc Exocet của Pháp phục vụ trong Hải quân Malaysia. Tuy nhiên, vũ khí lợi hại nhất của hải quân nước này chính là chiếc tàu ngầm lớp Scorpène với biệt danh “rắn độc”. Sở dĩ Scorpène được mệnh danh là “rắn độc” chính là nhờ khả năng rình rập và tấn công đối thủ bằng những đòn tấn công mạnh mẽ, khiến cho bất kỳ kẻ thù nào cũng phải hoảng sợ.
“Ngang tài ngang sức” với Kilo 636MV
Tàu ngầm lớp Scorpène được đánh giá là không thua kém gì tàu ngầm Kilo 636MV mà Việt Nam sắp nhận và tàu ngầm Archer của Hải quân Singapore.
Scorpène là một trong những lớp tàu ngầm do Pháp nghiên cứu và chế tạo. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng diesel-điện, hoạt động vô cùng êm ái và có thể qua mặt được các hệ thống sonar định vị thủy âm hiện nay.
Scorpène ban đầu được phát triển bởi tập đoàn công nghiệp hàng hải và kỹ thuật hải quân DCNS của Pháp. Sau đó, từ năm 2005 Scorpène là sản phẩm hợp tác của DCNS và tập đoàn Navantia của Tây Ban Nha. Hiện nay, DCNS phát triển hệ thống máy và khung sườn, còn Navantia nghiên cứu phát triển hệ thống radar kiểm soát hỏa lực và hệ thống tiềm vọng laser cho Scorpène.
Scorpène được các chuyên gia quân sự đánh giá là “ngang tài ngang sức” với “hố đen” Kilo 636MV nhờ khả năng hấp thụ sonar và có thể vô hình với bất cứ hệ thống sonar định vị thủy âm nào hiện nay. Scorpène của Malaysia hiện đang được trang bị những hệ thống và công nghệ mới nhất. Độ ồn của Scorpène được giới chuyên môn đánh giá nhận định là ngang bằng với “hố đen” Kilo.
Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.
Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.
Lớp khung được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan nên khung sườn của Scorpène có khả năng đàn hồi rất cao trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, phần thân của Scorpène có khả năng chịu được áp lực cao.
Theo nhà sản xuất DCNS, Scorpène có khả năng lặn sâu đến hơn 380m. Trong một cuộc thử nghiệm gần đây, Scorpène thậm chí lặn sâu đến 430m và có thể hoạt động được liên tục trong vòng 4 giờ đồng hồ. Scorpène được trang bị một lớp vỏ có khả năng hấp thụ sóng sonar cao và lớp vỏ này còn hạn chế được độ ồn bên trong tàu. Lớp vỏ của Scorpène được cấu thành từ sợi carbon và hợp kim titan gồm 3 lớp, mỗi lớp dày 2.5cm và cách nhau 3.0 cm, ngăn cách với nhau bởi một lớp khí Heli nhằm giảm thiểu tối đa độ ồn từ bên trong phát ra bên ngoài.
Hệ thống MESMA vượt trội
Scorpène còn có một điểm cộng sáng giá khác là hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP do chính Pháp và Thụy Điển hợp tác phát triển. Hệ thống AIP này của Pháp có tên là MESMA. MESMA được đánh giá rất cao nhờ khả năng hoạt động vô cùng hiệu quả. MESMA và được đánh giá vượt trội hơn cả AIP do Nga và Thụy Điển phát triển.
Cần hiểu rõ rằng hệ thống phụ trợ AIP khác hoàn toàn so với hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP (Air Independent Propulsion). Hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập AIP là hệ thống động cơ mới và thay thế hoàn toàn cho các tàu ngầm diesel-điện kiểu cũ. Ưu điểm là thời gian hoạt động lâu hơn, nhưng xét về giá thành thì cũng cao hơn. Hệ thống phụ trợ AIP là một gói nâng cấp dành cho các tàu ngầm diesel-điện, để chúng có thể di chuyển dưới mặt nước kết hợp với động cơ đẩy truyền thống tăng thời gian hoạt động và khả năng ẩn mình dưới đáy biển. Tuy nhiên, động cơ đẩy không khí độc lập AIP vẫn tốt hơn nhiều về thời gian hoạt động mà không cần phải nổi lên lấy khí. Hệ thống AIP trang bị trên Kilo 636MV là hệ thống phụ trợ AIP.
Nhờ hệ thống MESMA, Scorpène có thể hoạt động liên tục 71 ngày mà không cần nổi lên để nạp lại hệ thống. MESMA giúp Scorpène nhỉnh hơn Kilo 636MV của Việt Nam và Archer của Singapore khi 636MV chỉ hoạt động được liên tục trong 45 ngày và tàu ngầm Archer là 35 ngày.
Điểm cộng sáng giá nhất của Scorpène là có khả năng hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết và là chìa khóa giúp Scorpène trở nên vô hình trên hệ thống định vị sonar của bất kỳ kẻ săn ngầm nào. Đây chính là điều khiến cho Scorpène, Kilo 636MV và Archer vượt trội hơn hoàn toàn so với bất kỳ loại tàu ngầm nào của Hải quân Trung Quốc. Đặc biệt, tất cả đều có khả năng hoạt động vô cùng êm ái, trong khi tàu ngầm Trung Quốc bị chê là “khua chiêng gõ mõ” với độ ồn vượt quá mức tiêu chuẩn hiện nay.
“Nọc độc” của Scorpène
Scorpène được trang bị hệ thống radar quét mảng pha bị động song song, tích hợp dẫn đường DR3000 do hãng Thales phát triển và hệ thống sonar TSM2233M và TSM2253. Điểm đặc biệt của hệ thống sonar này là được tích hợp công nghệ quét mảng đa chiều S-Cube, một hệ thống tích hợp khá hiện đại và được đánh giá rất cao hiện nay. Scorpène còn có một hệ thống kiểm soát và tác chiến tối tân do chính DCNS phát triển có tên là DCNS SUBTICS. Hệ thống này chính là đầu não của tất cả các hệ thống radar, định vị sonar và radar kiểm soát hỏa lực. SUBTICS có khả năng tấn công và điều khiển một lúc 6 ngư lôi WASS “Black Shark” có đầu dẫn thông mình hoặc 8 tên lửa đối hạm Exocet SM39.
Scorpène có cái tên “rắn độc” cũng chính là nhờ 2 vũ khí có khả năng hủy diệt khủng khiếp là ngư lôi WASS “Black Shark” và tên lửa đối hạm Exocet SM39. WASS “Black Shark” là một trong số nhiều loại ngư lôi hạng nặng do Tập đoàn WhiteHead Div và Alenia Difesa của Italy và Hà Lan hợp tác nghiên cứu.
WASS “Black Shark” là một trong số những loại ngư lôi có điều khiển thông qua đầu dẫn thông minh với tốc độ liên đến 127km/h, tương đương với Mk48 của Hoa Kỳ. “Black Shark” có khả năng mang được đầu đạn nổ hạng nặng STANAG 4439 hoặc đầu đạn hạt nhân. Đây là một trong 2 loại vũ khí có sức hủy diệt mạnh mẽ. “Black Shark” tuy không được đánh giá cao như Shkval 2E của Kilo 636MV nhưng “Black Shark” là một trong nhiều loại ngư lôi có đầu dẫn thông mình hoạt động hiệu quả nhất hiện nay. Scorpène được trang bị 6 ống phóng trên mũi tàu và có thể điều khiển một lúc 6 ngư lôi dẫn đường thông qua hệ thống DCNS SUBTICS.
Vũ khí thứ 2 làm nên tên tuổi của Scorpène là tên lửa diệt hạm Exocet. Exocet là một trong số nhiều loại tên lửa đối hạm mạnh nhất hiện nay. Ngoài Scorpène, loại tên lửa này còn được trang bị trên một số khu trục hạm của Malaysia. Tên lửa Exocet được lắp đặt trên tàu ngầm lớp Scorpène là biến thể SM39. Scorpène của Malaysia được trang bị loại SM39 mới nhất thuộc loại MM39 và MM40 Block 2. Tầm hoạt động lên đến 180km và được trang bị công nghệ Sea-skiming, có thể qua mặt được nhiều hệ thống radar đánh chặn và hệ thống phòng thủ tầm gần.