Pháo phòng không Shilka - Quái thú một thời của quân đội Xô Viết

Pháo Shilka là vũ khí phòng không lừng danh của Liên Xô, nhưng nó xứng đáng được gọi là "Quái thú" bởi khả năng tấn công vào các đỉnh núi hay thậm chí là tác chiến trong đô thị.

Những người lính trong quân đội Xô Viết thường nói đùa rằng "lính phòng không là những phi công không đủ tiêu chuẩn nên không thích kẻ khác bay lượn". Nhưng cho dù cố gắng đến đâu, họ cũng không thể giữ bầu trời bình yên trong thời hậu chiến.

Các loại vũ khí phòng không của những năm 1950 không thể bắn trúng những mục tiêu tốc độ cao và thường chỉ nhằm mục đích tạo ra lưới lửa để đẩy lùi máy bay địch tránh xa các mục tiêu dưới đất.

Vào thời điểm đó, dựa trên việc đoạt được những bí quyết của quân đội Đức quốc xã, cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều gấp rút phát triển các loại tên lửa phòng không đầu tiên trên thế giới. Được thiết kế để tấn công các mục tiêu tầm trung và tầm cao nên tên lửa vẫn "cho phép" máy bay địch bay từ độ cao dưới 300m một cách khá an toàn.

Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của một loại pháo phòng không có thể ngắm bắn trong lúc di chuyển là điều cần thiết.

Những tổ hợp pháo phòng không hiện đại nhất thế giới Những tổ hợp pháo phòng không hiện đại nhất thế giới

(Soha.vn) - Hiện nay các tổ hợp pháo phòng không vẫn được coi là phương tiện tác chiến hiệu quả nhất khi đối đầu với những mục tiêu trên không kích cỡ nhỏ.

Vào thời kỳ này, quân đội Hoa Kỳ vẫn sử dụng pháo M42A1 Duster, một hệ thống phòng không dạng xe tăng được trang bị súng 2 nòng 40mm. Sau đó, Mỹ cũng cải tiến thêm pháo M163 Vulcan 20mm để gắn trên xe bọc thép chở quân.

Còn phía quân đội Xô Viết, họ có 2 hệ thống đang được phát triển cùng lúc, là mẫu súng 4 nòng 23mm và mẫu súng 2 nòng 37mm, lần lượt được đặt tên là Shilka và Yenisei.

Pháo Shilka ZSU-23-4 mặc dù tỏ ra vượt trội hơn so với tất cả, nhưng vẫn có những nhược điểm. Cỡ đầu đạn mà Shilka sử dụng khá hiếm trong quân Liên Xô, và trọng lượng 28 tấn của khẩu súng và khoang điều khiển khiến nó chỉ có thể được trang bị trên xe tăng (xe bánh xích). Một yếu tố quyết định khác có lợi cho Shilka là sự hữu hiệu đối với các mục tiêu tầm thấp và tầm gần.

Shilka ZSU-23-4 được sử dụng trong quân đội vào năm 1962, 5 năm trước pháo Vulcan của Mỹ, và theo lời của Đại tá quân đội Liên Xô đã nghỉ hưu Anatoly Dyakov viết trong hồi ký của mình thì nó được coi là “một cuộc cách mạng thật sự”.

"Mặc dù các sĩ quan ngày nay coi những thiết bị này như sẵn có, vào những năm 1960 nó là đỉnh cao của thiết kế công nghệ”, Anatoly Dyakov viết.

Pháo phòng không Shilka

Với tốc độ bắn 4.000 viên/phút, pháo Shilka có thể bắn trúng các mục tiêu trên không bay với tốc độ 450m/s trong tầm bắn 2.500m khi ngắm bắn theo góc chéo hay 2.000m khi ngắm bắn thẳng đứng.

Pháo Shilka ngắm bắn bằng mắt thường hay bằng rađa tự động, có thể truy lùng mục tiêu và chuyển dữ liệu tới máy tính để có được tọa độ bắn. Góc nghiêng của súng cũng được điều chỉnh tự động để giảm ảnh hưởng khi xe di chuyển.

Mặc dù được chống nhiễu khá tốt, rađa chỉ có tầm hoạt động khoảng 6-12 dặm (khoảng 10-20 km) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nhược điểm này được phát hiện trong chiến tranh Ả Rập - Israel trong những năm 1960 và 1973.

Mặc dù quân Syria không được huấn luyện đầy đủ, thường chọn ngắm bắn bằng mắt thường, Shilka vẫn được ghi nhận với chiến tích 16 trong tổng số 117 máy bay bị bắn hạ bởi lực lượng phòng không Syria trong các năm 1973-1974.

Mặc dù đến năm 1990 hệ thống đã lỗi thời, Shilka vẫn có khả năng gây ra tổn thất đối với máy bay của liên quân phương Tây trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất bằng chiến thuật ép phi công bay thấp một cách thận trọng và mắc sai lầm.

Hệ thống không chỉ đạt thành công đối với các mục tiêu trên không. Hỏa lực mạnh mẽ của Shilka chống quân bộ được đánh giá cao bởi quân du kích trên khắp thế giới. Vào năm 1975, hệ thống được sử dụng tại Angola, khi một nhóm quân Cuba dùng nó để ngăn chặn bước tiến của lien quân FLEC (Mặt trận Giải phóng Vùng bao Cabinda) và quân đội chính quy Zaire. Sau khi đã gài mìn trên đường, họ khai hỏa từ vị trí đã định trước và diệt gọn toàn bộ đoàn quân địch.

Quân đội Liên Xô sử dụng vũ khí tương tự để chống mai phục tại Afghanistan. Không như xe tăng và xe bọc thép có súng, nòng Shilka có thể hướng thẳng đứng để tấn công quân nổi dậy ở trên đỉnh vách núi. Đây được gọi là “phiên bản Afghan” của ZSU-23-4 không có rađa nhằm tăng sức chứa của đạn dược và khả nằng bắn 4.000 viên trong một phút.

Shilka cũng được sử dụng cực kỳ hiệu quả trong nội chiến Chechnya. Trung tướng Vladimir Potapov, thủ lĩnh của vùng quân sự Bắc Caucasus , đặc biệt chú ý đến tính hiệu quả cao của súng đối với đồn và điểm khai hỏa của địch.

Potapov đã viết trong một bản báo cáo kết quả tham chiến rằng:”Được hiệu chỉnh để giao tranh trên phố, chiến thuật sử dụng Shilka khi đối địch với sức kháng cự mạnh là đưa xe ra từ đằng sau điểm nấp, bắn một loạt đạn dài và rút trở lại ngay lập tức.”

Trong khi đó, những điểm yếu cố hữu như tầm bắn tối ưu hạn chế đối với các mục tiêu trên không, sức công phá của đạn dược không đủ và tầm hoạt động ngắn của rađa đã được hoàn toàn loại bỏ sau nửa thế kỉ hoạt động. Ngày nay Shilka vẫn được sử dụng tại 39 quốc gia.

Hệ thống cũng được sử dụng vào những năm 80 để phát triển hệ thống phòng không Tunguska, là tiền đề của hệ thống Pantsir-S1 hiện tại, được trang bị tên lửa đất đối không tầm ngắn-trung và hệ thống pháo phòng không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại