Pháo phòng không Trung Quốc bất lực trước trực thăng Nga, Mỹ

Với tầm bắn hạn chế, pháo phòng không tự hành tối tân nhất Trung Quốc PGZ-07 không thể đối phó với các trực thăng tấn công hiện đại của Nga và phương Tây.

Hiện nay, Quân đội Trung Quốc tiếp tục đưa vào trang bị pháo phòng không tự hành tối tân PGZ-07. Hệ thống PGZ-07 được cho là bước phát triển kế tiếp của pháo tự hành thử nghiệm Type-90-II được nghiên cứu chế tạo vào đầu thập niên 1990.
PGZ-07 được trang bị 2 pháo 35mm được bố trí hai bên tháp pháo quay 360 độ, phía sau tháp pháo được trang bị một radar tìm kiếm mục tiêu, radar có khả năng quay 360 độ, kiểu bố trí radar này tương tự như hệ thống pháo tích hợp tên lửa đối không 9K22 Tunguska của Nga.
Phía trước tháp pháo được trang bị một radar điều khiển hỏa lực, máy đo xa laser và một hệ thống chỉ thị mục tiêu quang học. Việc bổ sung thêm hệ thống chỉ thị mục tiêu laser cho phép tác chiến trong trường hợp bị gây nhiễu điện tử mạnh. Phạm vi tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu của các hệ thống điện tử trên PGZ-07 được bảo mật khá chặt chẽ.
PGZ-07 được cho là có khả năng trang bị thêm tên lửa đối không tầm thấp nhưng theo quan sát kiểu bố trí pháo 35mm cho thấy, pháo này đã hết không gian để bố trí thêm tên lửa, nếu có chắc chắn phải thiết kế lại kiểu bố trí pháo.
Toàn bộ hệ thống được bố trí trên khung gầm xe bánh xích tương tự như loại pháo phòng không tự hành PGZ-04, sử dụng động cơ diesel 500-520 mã lực, trọng lượng chiến đấu khoảng 33 tấn, tốc độ tối đa khoảng 55km/h, dự trữ hành trình 450km.
Tầm bắn hiệu quả của PGZ-07 không được công bố nhưng các chuyên gia quân sự nhận định thông số của nó tương đương với loại pháo phòng không kéo xe Type-90 do sử dụng chung loại pháo cỡ nòng 35mm.
Tốc độ bắn khoảng 550 phát/phút. Tầm bắn hiệu quả với các mục tiêu trên không khoảng 4km, pháo có thể bắn đạn HE, đạn HEI-T, đạn cháy, đạn bán xuyên giáp..
Do hạn chế về tầm bắn, pháo buộc phải tiếp cận gần mục tiêu hơn để tiện tấn công. Trong trường hợp này không có ưu thế nào cho PGZ-07.
Vì vậy PGZ-07 có khả năng hạn chế trong tiêu diệt các trực thăng có khả năng dùng vũ khí tên lửa từ ngoài tầm bắn của pháo của PGZ-07 như Ka-52, Mi-28N của Nga và AH-64 của Mỹ...
Hiện nay, một số lượng đáng kể loại pháo phòng không tự hành PGZ-07 đã được trang bị cho Sư đoàn bộ binh cơ giới 123 thuộc Đại Quân khu Nam Kinh.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại